Friday, March 29, 2024
Số 4 (95)

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quốc tế hóa đời sống mọi mặt và việc vận dụng trong hoạch định và triển khai chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam

Marxism - Leninism on Internationalization of all Social Aspects and its Implementation in Making and Implementing Viet Nam's Strategy for International Integration

Quốc tế hóa đời sống mọi mặt của đời sống xã hội là một quá trình tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất xã hội của lao động và các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia - dân tộc. Các quốc gia - dân tộc lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. Vì vậy, quốc tế hóa làm gia tăng tính ràng buộc tất cả các quốc gia - dân tộc và lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia – dân tộc tham gia vào các sự kiện lớn của đời sống mọi mặt quốc tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa.

Có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau về quốc tế hóa đời sống mọi mặt của đời sống xã hội. Trên cơ sở làm rõ phương pháp tiếp cận của các nhà kinh điển Mác-xít về quốc tế hóa mọi mặt đời sống xã hội, bài viết nêu lên một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về quốc tế hóa đời sống mọi mặt của đời sống xã hội. Đồng thời đưa ra các gợi ý vận dụng các quan điểm, luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về quốc tế hóa đời sống mọi mặt của đời sống xã hội trong hoạch định và triển khai chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Số 3 (102)

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao

President Ho Chi Minh: Harmonious blend between an eminent cultural personality and a diplomat

Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa kiệt xuất vì những đóng góp quan trọng và nhiều mặt trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và tiêu biểu cho khát vọng của các dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Hồ Chủ tịch lại là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Người là Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, Người trực tiếp soạn thảo đường lối đối ngoại, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động đối ngoại, đưa ngoại giao trở thành một mặt trận, đóng góp to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bài viết này phân tích sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao trong con người Chủ tịch Hồ Chi Minh.

Số 4 (99)

Chủ động hội nhập quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Economic integration with the construction of an independent economy

Vấn đề chủ động hội nhập quốc tế gắn kết với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ được quán triệt nhất quán trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt Đại hội XI đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" có tầm quan trọng đặc biệt. Chuyển từ "hội nhập kinh tế quốc tế" của các kỳ Đại hội trước chuyển sang "hội nhập quốc tế một cách toàn diện” là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta từ năm 2011. Tiếp theo Văn kiện Đại hội XI[1] Nghị quyết 22-NQ/TW (Nghị quyết 22) của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế[2] được ban hành năm 2013 có ý nghĩa quan trọng, chiến lược về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Bài viết này phân tích và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của công tác hội nhập quốc tế gắn với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030.



[1] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.72-73.

[2] Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế.

Số 4 (91)

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

Proactive and Active International Integration in Line with the Resolutions of the XIth National Party Congress

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu rõ chủ trương “triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.
Đây là quyết sách chính trị quan trọng, là định hướng mới trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta khi đất nước bước sang thời kỳ chiến lược mới, phản ánh bước phát triển mới trong tư duy đối ngoại của Đảng trên cơ sở nhận thức sâu sắc về các xu thế lớn của thời đại và thực tiễn cách mạng nước ta, phù hợp với thế và lực mới của đất nước, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Bài viết này tập trung vào ba nội dung lớn sau: Thứ nhất, một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc triển khai chủ trương hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ XI; Thứ hai, kiểm điểm một số công việc lớn liên quan đến triển khai chủ trương hội nhập quốc tế từ sau Đại hội Đảng XI đến nay; Thứ ba, một số nội dung quan trọng được kiến nghị trong dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
tgvncomvn
(Nguồn ảnh: tgvn.com.vn)
Số 3 (40)

Cơ sở và triển vọng mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong thế kỷ 21

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday372
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1615
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6383
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297695

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System