Friday, March 29, 2024
Số 1 (88)

Vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Á và tư duy đối ngoại Việt Nam

ASEAN in the Regional Structure of East Asia and the Foreign Policy Thinking of Viet Nam

Đông Á không những là địa bàn chiến lược quan trọng mà còn là đầu tầu của kinh tế thế giới hiện nay. Đông Á là môi trường trực tiếp, là nơi chứa đựng cả cơ hội lẫn thách thức với ASEAN. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, ASEAN luôn chịu tác động mạnh mẽ từ các diễn biến ở Đông Á. Đánh dấu bằng việc hình thành ASEAN+3 (1997), các lợi ích và vấn đề của ASEAN ngày càng gắn bó nhiều hơn với Đông Á. Bước vào thế kỷ 21, để ứng phó với những chuyển biến nhanh chóng trong khu vực, ASEAN đang thúc đẩy cấu trúc khu vực ở Đông Á phát triển theo hướng đa tầng nấc, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau với ASEAN giữ vai trò động lực chính. Theo xu hướng đó, hội nhập Đông Á có vai trò rất quan trọng với Việt Nam. Trong 10-15 năm tới, Việt Nam cần tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các liên kết khu vực, góp phần cùng các nước thành viên xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh làm tâm điểm trong các tiến trình Đông Á, hướng Đông Á trở thành một cộng đồng mở, có quan hệ hài hòa với tất cả các nước lớn trong và ngoài khu vực, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng đất nước.

Số 4 (4)

Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cơ chế an ninh khu vực

Số 3 (34)

Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên và đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Số 3 (18)

Vai trò Nhà nước trong phát triển kinh tế ở các nước ASEAN

Số 4 (79)

Vấn đề xây dựng các thể chế ở khu vực và vai trò của ASEAN

Institution Building and the Role of ASEAN

Không giống như ở châu Âu, quá trình xây dựng thể chế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra muộn hơn và chậm hơn. Các thể chế được xây dựng ở hai châu lục này cũng có nhiều điểm khá tương phản: trong khi các thể chế của châu Âu tương đối “cứng” và “đóng”, thể hiện ở sự chặt chẽ và pháp điển hóa cao, phân biệt đối xử giữa các nước “trong” và “ngoài” thì các tiến trình xây dựng thể chế ở châu Á tương đối “mở” và linh hoạt, điển hình là các thể chế do ASEAN chủ đạo như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS). Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều đề xuất sáng kiến xây dựng các thể chế khu vực mới ở châu Á - Thái Bình Dương, được cho là có dáng dấp giống các thể chế châu Âu, điển hình như sáng kiến xây dựng Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương của Thủ tướng Ốt-xtrây-li-a Kavin Rudd, sáng kiến xây dựng Cộng đồng Đông Á của Thủ tướng Nhật Ha-to-ya-ma… Bài viết này sẽ điểm lại một số lý thuyết về xây dựng thể chế để nhìn rõ hơn các nhân tố tác động tới sự hình thành và tính bền vững của các thể chế quốc tế, qua đó sơ bộ đánh giá khả năng và chiều hướng phát triển của các thể chế ở khu vực châu Á nói riêng và rộng hơn là ở châu Á - Thái Bình Dương.



The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday463
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1706
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6474
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297786

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System