Thursday, March 28, 2024
Số 4 (79)

Quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh

ASEAN - China Relations after the Cold War

Bức tranh quan hệ ASEAN - Trung Quốc gần hai chục năm sau chiến tranh Lạnh nổi bật những mảng sáng với nhiều màu sắc, khá tương phản với quá khứ ảm đạm của hai thập kỷ trước. Chưa bao giờ ASEAN - Trung Quốc có được mối quan hệ gần gũi, hợp tác chặt chẽ và khá toàn diện như hiện nay. Bài viết này tập trung phân tích sự phát triển của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong thời gian kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh đến nay trên các mặt chính trị, an ninh và kinh tế, các hạn chế tồn tại và các yếu tố quyết định sự phát triển đó. Trên cơ sở đó, bài viết dự đoán triển vọng quan hệ hai bên trong những năm tới và nêu một số đề xuất về biện pháp chính sách nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai bên.

Số 2 (17)

Quan hệ của Liên bang Nga với ASEAN

Số 3 (78)

Quan hệ Việt - Cam-pu-chia và vấn đề phân định biên giới biển tại Vịnh Thái Lan

Vietnam - Cambodia Relations and the Border Demarcation in the Gulf of Thailand

Vùng biển Việt Nam - Cam-pu-chia nằm trong vịnh Thái Lan, là phần phía Tây của biển Đông, tạo thành một vùng lõm rộng trên bờ biển phía Nam của lục địa Đông Dương, trải dài từ vĩ tuyến 5° đến 14° Bắc và từ kinh tuyến 99° đến 105° Đông và kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc ở mũi Cà Mau tại 8°36’ Bắc - 102°21’ Đông. Vùng biển Việt Nam - Cam-pu-chia là một biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Cam-pu-chia. Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 400km (215 hải lý). Vịnh khá dài (chừng 450 hải lý) nhưng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385km (208 hải lý). Ngoài ra vịnh có khoảng 200 đảo lớn nhỏ chủ yếu tập trung vào phần phía Đông và gần bờ biển. Đó là yếu tố làm phức tạp hóa không những việc phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam và Cam-pu-chia mà còn cả đối với việc phân định biển giữa một bên là Cam-pu-chia và Việt Nam với bên kia là Thái Lan.

Tài nguyên thiên nhiên của vùng biển này bao gồm hai loại chính: một bên là tài nguyên sinh vật biển, và bên kia là tài nguyên không sinh vật (khoáng sản) chứa trong các trầm tích của thềm lục địa.



Quan hệ Việt Nam ASEAN: Những dấu mốc quan trọng và vai trò của Việt Nam

Số 2 (73)

Quan hệ Việt Nam ASEAN: Những dấu mốc quan trọng và vai trò của Việt Nam

Relations between Vietnam and ASEAN: Important Milestones and Vietnam’s Important Role.

*Việt Nam và các nước ASEAN khác là những quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, do nhiều nhân tố khách quan tác động, từ bên ngoài và trong nội bộ khu vực, do khác biệt về nhiều mặt mà chủ yếu là hệ tư tưởng, nên trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN khác đã từng có thời kỳ hết sức căng thẳng, thậm chí đối đầu, bất lợi cho ổn định và phát triển của khu vực. Nhưng để đảm bảo an ninh, ổn định và phát triển của khu vực cũng như lợi ích của mỗi quốc gia, Việt Nam và các nước ASEAN đã từng bước xoá bỏ hiềm khích, mâu thuẫn, vượt qua những khác biệt về hệ tư tưởng, lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế - xã hội để theo đuổi nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”, tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung của khu vực như xác định trong Tuyên bố Băng-cốc: “Mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung, nhằm thúc đẩy hợp tác ở khu vực Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để góp phần vào hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung khu vực”.

 

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday395
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1167
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5935
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297247

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System