Thursday, March 28, 2024
Số 3 (34)

Một số đánh giá về tác động của tình hình Inđônêxia đối với an ninh khu vực

Số 1 (1)

Một vài nét về hoạt động của ASEAN từ khi thành lập

Số 1 (44)

Mười năm quan hệ láng giềng thân thiện Việt Nam - Brunei Darussalam.

Số 3 (70)

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ và 30 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị: Nhìn lại mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào

Viet-Lao Special Relations in Retrospective on the Occation of the 45th and 30th Ceremony of the Bilateral Diplomatic Relations and the Signing of the Friendly Agreement Respectively

Trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc có nhiều khuôn khổ hợp tác như: liên minh, đồng minh, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác nhiều mặt, đối tác truyền thống… Liên minh hay đồng minh là hình thức hợp tác cao nhất. Song mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ đồng minh, liên minh đặc biệt. Đó là hình thức liên minh cao nhất trong nhận thức của Việt Nam.

 Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông. Người Việt, người Lào cùng tắm chung dòng nước Mê Công, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn và Phun Xam-xâu. Hai dân tộc Việt, Lào có hàng nghìn năm lịch sử chung sống bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa vào nhau.

 Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, biến Đông Dương thành thuộc địa và Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng nhân dân ba nước, quan hệ Lào-Việt chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất, “quan hệ đặc biệt” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi trong cuộc gặp lãnh đạo hai Đảng năm 1966.

 Sự kiện hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 5/9/1962 là bước phát triển mới của quan hệ đặc biệt Việt-Lào. Từ đây bên cạnh quan hệ Đảng, giao lưu nhân dân còn có quan hệ Nhà nước. Với việc ký kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt-Lào (18/7/1977), quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào có thêm xung lực mới để phát triển. Trong bài viết này, tác giả muốn tập trung phân tích thành tựu quan hệ đặc biệt Việt-Lào, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, và rút ra những đặc điểm của mối quan hệ. Đó cũng là việc làm thiết thực góp phần kỷ niệm những Ngày lễ lớn của hai dân tộc Việt, Lào....

Số 2 (81)

Nhìn lại triển vọng cộng đồng ASEAN

The ASEAN Community in Retrospective

Bước vào năm thứ 43 hợp tác, Cộng đồng ASEAN (AC) đang là chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận về tương lai ASEAN. Trong khi khái niệm “Cộng đồng” đang tác động mạnh mẽ đến tinh thần hợp tác giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có nhiều chuyển biến quan trọng thì triển vọng kết quả của mô hình này vẫn còn là câu hỏi thú vị cho giới quan sát. Khi các lãnh đạo ASEAN thông qua Tuyên bố Cebu về việc thúc đẩy thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đã có hy vọng rằng Cộng đồng ASEAN sẽ trở thành một mô hình như Liên minh châu Âu hiện nay. Hướng tới một mô hình tương đối tham vọng, nhưng triển vọng thực sự của AC đến đâu là vấn đề cần được xem xét không chỉ từ mục tiêu mà cả từ thực tiễn xây dựng. Các nước châu Âu xây dựng EU từ ba trụ cột là Cộng đồng châu Âu (EC), Chính sách Đối ngoại và An ninh chung (CFSP) và Hợp tác Tư pháp và Cảnh sát về vấn đề Tội phạm (JHA) được quy hoạch lần lượt; hai trụ cột sau chỉ chính thức đuợc khai sinh khi mô hình EC về hợp tác kinh tế đã tương đối hoàn thiện. Trong khi đó, ASEAN khi bắt đầu nói đến việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đã lên kế hoạch xây dựng cùng lúc cả ba trụ cột là Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Tóm lại, có thể hình dung EU được xây dựng dần dần theo chiều dọc, AC lại đang được thi công đồng thời theo chiều ngang. Trong khi nền móng cơ sở của các trụ cột AC là hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa - xã hội chưa đạt được mức độ đồng đều và chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Phương thức xây dựng này đặt ra hai câu hỏi: Triển vọng mỗi trụ cột Cộng đồng sẽ đến đâu và các trụ cột sẽ gắn kết như thế nào để tạo nên diện mạo Cộng đồng ASEAN hoàn chỉnh?

Bài viết sẽ phân tích triển vọng của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN đã được quy hoạch là Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), đồng thời xem xét sự gắn kết giữa ba trụ cột này, qua đó góp thêm một nhận định về triển vọng thực sự của mô hình hợp tác này.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday314
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1086
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5854
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297166

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System