Thursday, March 28, 2024
Số 1 (72)

Mỹ và các vấn đề toàn cầu thời kỳ sau Chiến tranh lạnh

This article examines the establishment of the world people’s front, its support and contribution to the success of the Paris negotiations on ending the war and restoring peace in Vietnam. The author highly values the close coordination among peoples of a

Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, các vấn đề có tính chất toàn cầu ngày càng chi phối chính sách đối ngoại của các nước, đặc biệt là tại diễn đàn đa phương. Các nhà hoạch định chính sách bắt đầu nhận thức được rằng có một số vấn đề, trước đây chỉ là mối quan tâm riêng của mỗi quốc gia, nay đã thu hút được sự chú ý của nhiều nước. Các vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, môi trường bị tàn phá và bạo lực cộng đồng - đang đe dọa nền văn minh của nhân loại và đáng chú ý hơn cả là những nguy cơ mang tính phi truyền thống đối với quan hệ quốc tế. Hiện tại các vấn đề này đang trở thành các chủ đề nổi trội trong nghiên cứu và hoạch định chính sách của các nước, nhất là Mỹ. Sự phát triển của tình hình này đặt ra vấn đề là liệu các vấn đề mang tính toàn cầu có phải là những vấn đề được Mỹ sử dụng như một công cụ can thiệp vào công việc quốc tế và nội bộ các nước trong thời kỳ toàn cầu hóa hay không? Các vấn đề hiện tại được Mỹ triển khai và thúc đẩy có thay thế cho việc dùng vũ lực hay chỉ là những biện pháp được Mỹ tiến hành song song? Đó là những vấn đề cần giải đáp nhằm góp phần cho việc hoạch định chính sách của Việt Nam đối với Mỹ trong giai đoạn mới. Nhằm giải đáp một phần những vấn đề đã nêu, trong bài viết, tác giả sẽ tập trung phân tích những vấn đề sau: (i) cơ sở tạo nên sự quan tâm của Mỹ đối với các vấn đề toàn cầu; (ii) Các vấn đề toàn cầu trong chính sách đối ngoại Mỹ và (iii) Các vấn đề toàn cầu trong quan hệ Mỹ - Việt.

Số 3 (62)

Ngoại giao sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, vận dụng sáng tạo tư tưởng và phong cách, nghệ thuật Ngoại giao Hồ Chí Minh

Vietnam's Diplomacy Continues to Resort to the Sense of Initiative and Creative Use of Ho Chi Minh's Diplomatic Thoughts

Phát biểu của Bộ trưởng NGUYỄN DY NIÊN tại lễ mít-tinh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2005)

(Hà nội, ngày 19 tháng 08 năm 2005)

 

Số 1 (68)

Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh

Số 1 (27)

Nước Mỹ sau khủng hoảng tiền tệ ở Đông Á

Số 3 (90)

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Vào khúc đoạn mới?

U.S. - China Relations: A New Shift?

Từ đầu những năm 2000 đến nay, quan hệ Mỹ - Trung, đã có nhiều biến đổi cùng với những đổi thay sâu rộng về mọi mặt trên thế giới. Từ một mối quan hệ mất cân xứng khá lớn thì nay đã xuất hiện những tín hiệu cho thấy quan hệ đó đang chuyển đổi qua trạng thái mới. Sự phát triển kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc sau ba thập kỷ, trong khi kinh tế Mỹ sa sút nghiêm trọng, là những yếu tố hàng đầu đưa đến sự điều chỉnh chiến lược và quan hệ giữa hai cường quốc này với một bên là Mỹ - vẫn là siêu cường có sức mạnh quân sự vượt trội với một bên là Trung Quốc đang vươn lên nhanh về kinh tế và quân sự.
Quan hệ Mỹ - Trung, một thành tố quan trọng của môi trường quốc tế đương đại, đang và sẽ tác động trực tiếp và sâu sắc đến cục diện thế giới, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đại đa số các nước không thể không quan tâm đến mối quan hệ này. Đặc biệt đối với các nước vừa và nhỏ, việc tiếp cận và nghiên cứu mối quan hệ giữa các cường quốc, trong đó có quan hệ Mỹ - Trung và dự đoán sát sao về tác động của bàn cờ các nước lớn trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng trở nên cần thiết cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình. Bởi vậy, bài viết này xin góp phần nhìn lại quan hệ Mỹ - Trung trong hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ 21 và xác định vị trí của giai đoạn này trong quan hệ giữa các nước lớn.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday273
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1045
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5813
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297125

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System