Thursday, March 28, 2024
Số 3 (74)

Nhìn lại việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a

Settlement of Territorial Dispute between Singapore and Malaysia: In Retrospective

Ngày 23/05/2008, Tòa án quốc tế (ICJ) của Liên Hợp Quốc (có trụ sở tại thành phố La Hay, Hà Lan) đã ra phán quyết về vụ tranh chấp đảo Đá trắng, đá Middle Rocks và dải South Ledge, chấm dứt 28 năm tranh chấp chủ quyền đối với các đảo, đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm nói trên giữa Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a.

Đối tượng chính của vụ tranh chấp là một hòn đảo nhỏ, có tên gọi là Pedra Branca theo tiếng Bồ Đào Nha hay Pulau Batu Puteh theo tiếng Mã-lai và đều có nghĩa là “đá trắng” do quá trình đông cứng phân chim trên bề mặt hòn đảo. Đảo Đá trắng có chiều dài 137m, chiều rộng trung bình 60m và nằm trải dài trên một khu vực có diện tích khoảng 8.560m2 khi nước thủy triều xuống thấp nhất. Đảo nằm ngay cửa phía Đông của eo biển Xinh-ga-po, nơi nối với Biển Đông, cách Xinh-ga-po về phía Đông khoảng 24 hải lý, cách bang Jô-hô của Ma-lai-xi-a về phía Nam 7,7 hải lý và cách đảo Bin-tan của In-đô-nê-xi-a về phía Bắc 7,6 hải lý.

Đá Middle Rocks nằm cách đảo Đá trắng khoảng 0,6 hải lý về phía Nam, gồm hai đá nhỏ cách nhau khoảng 250m và nổi thường xuyên trên mặt nước biển, có độ cao tương ứng là 0,6m và 1,2m. Dải South Ledge là một bãi cạn lúc nổi lúc chìm nằm cách đảo Đá trắng 2,2 hải lý về phía Nam-Tây Nam, chỉ được nhìn thấy khi nước thủy triều xuống thấp nhất.

Nằm giữa hai tuyến hàng hải huyết mạch ngay cửa phía Đông của eo biển Xinh-ga-po, đảo Đá trắng, đá Middle Rocks và dải South Ledge giữ một vị trí rất quan trọng, mỗi ngày trung bình có khoảng 900 tàu thuyền đi ngang qua, mang lại mối lợi lớn cho Xinh-ga-po (hiện trên đảo Đá trắng có một trạm điều khiển hàng hải cũng như một số công trình khác của Xinh-ga-po). 

Số 4 (71)

Nhìn lại việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO của các nước đang phát triển

Review of How Developing Countries Use Dispute Settlement Mechanism within WTO.

*Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007. Ngay lập tức, chúng ta đã sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia hai vụ kiện tại WTO với tư cách bên thứ ba. Có một số nhận định cho rằng cơ chế này rất hiệu quả và có ích cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển đang tích cực kiện tại Cơ chế này nhằm yêu cầu các quyền của mình được thực thi. Tuy nhiên, bài viết phân tích các số liệu và đưa ra đánh giá rằng đa số các nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm nước có thu nhập thấp và trung bình thấp ít sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Và qua đó, tác giả sẽ cố gắng tìm cách lý giải nguyên nhân của tình trạng này...

 
Số 3 (78)

Quan hệ Việt - Cam-pu-chia và vấn đề phân định biên giới biển tại Vịnh Thái Lan

Vietnam - Cambodia Relations and the Border Demarcation in the Gulf of Thailand

Vùng biển Việt Nam - Cam-pu-chia nằm trong vịnh Thái Lan, là phần phía Tây của biển Đông, tạo thành một vùng lõm rộng trên bờ biển phía Nam của lục địa Đông Dương, trải dài từ vĩ tuyến 5° đến 14° Bắc và từ kinh tuyến 99° đến 105° Đông và kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc ở mũi Cà Mau tại 8°36’ Bắc - 102°21’ Đông. Vùng biển Việt Nam - Cam-pu-chia là một biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000km2, giới hạn bởi bờ biển của bốn nước Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Cam-pu-chia. Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 400km (215 hải lý). Vịnh khá dài (chừng 450 hải lý) nhưng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385km (208 hải lý). Ngoài ra vịnh có khoảng 200 đảo lớn nhỏ chủ yếu tập trung vào phần phía Đông và gần bờ biển. Đó là yếu tố làm phức tạp hóa không những việc phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam và Cam-pu-chia mà còn cả đối với việc phân định biển giữa một bên là Cam-pu-chia và Việt Nam với bên kia là Thái Lan.

Tài nguyên thiên nhiên của vùng biển này bao gồm hai loại chính: một bên là tài nguyên sinh vật biển, và bên kia là tài nguyên không sinh vật (khoáng sản) chứa trong các trầm tích của thềm lục địa.



Số 3 (62)

Quan hệ đối ngoại của nước ta đã phát triển và mở rộng hơn bao giờ hết

Vietnam's External Relations have ever developed and expanded

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tại lễ mít-tinh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2005)


Số 4 (63)

Quan điểm của Việt Nam đối với các văn kiện quốc tế về Chiến tranh hạt nhân

Vietnamese Positions on International Treaties on Nuclear Amarment during the Cold War

*Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vũ trang hạt nhân là một trong những vấn đề nổi bật trong quan hệ đối ngoại giữa các nước lớn. Bước vào đầu thập niên 1960, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới trở nên quyết liệt. Hoa Kỳ (1945), Liên Xô (1949), Anh (1952) và Pháp (1960) là những nước đã chế tạo được vũ khí hạt nhân, trong đó Hoa Kỳ và Liên Xô là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu. Trung Quốc đến năm 1964 mới chế tạo được vũ khí hạt nhân. Trong thập niên 1970 và 1980, sự phổ biến của kỹ thuật hạt nhân và vũ khí hạt nhân ngày càng lan rộng.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday400
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1172
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5940
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297252

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System