Thursday, March 28, 2024

Nguyễn Thị Lan Hương

Pháp - nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, đầu tàu của Liên minh châu Âu (EU), một thành viên của nhóm G7, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - ngày càng quan tâm và tăng cường hiện diện tại châu Á nói chung và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói riêng. Sau gần nửa thế kỷ vắng bóng, Pháp đang quay trở lại châu Á, nơi Pháp đã xây dựng hệ thống thuộc địa trong thế kỷ XIX cho đến những năm 1950, với nhiều động thái tích cực như hàng loạt tuyên bố mạnh mẽ của giới tinh hoa Pháp về tình hình an ninh khu vực, triển khai tàu và máy bay thực hiện quyền tự do trên biển và trên không tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương… Tuy nhiên, đây không phải là một quyết định nhất thời mà là một quá trình định hình tiệm tiến và thận trọng. Bài báo sẽ lý giải những động cơ thúc đẩy sự tích cực của Pháp tại châu Á nói chung và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói riêng.

Được ký kết năm 1982, sau 25 năm thực thi, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) đã khẳng định được vai trò của Hiến pháp của đại dương trong đảm bảo trật tự pháp lý trên biển, với một trong những thành tựu to lớn là quy chế đặc biệt của quốc gia quần đảo. Tuy nhiên, gần đây, nảy sinh một số ý tưởng “xét lại” cho rằng UNCLOS 1982 không phải là toàn bộ luật biển quốc tế và nhiều vấn đề không được điều chỉnh bởi UNCLOS đã được tập quán quốc tế và các nguyên tắc luật chung điều chỉnh. Lập luận cổ xúyquần đảo ngoài khơi của quốc gia lục địa” là một ví dụ. Bài viết này sẽ nhằm đánh giá liệu có tồn tại một tập quán quốc tế điều chỉnh vấn đề quần đảo ngoài khơi của quốc gia lục địa hay không.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday265
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1037
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5805
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297117

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System