Friday, March 29, 2024
Số 4 (99)

Bàn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam

On corporate social responsibility in Viet Nam

Ngày nay xu hướng trên toàn thế giới là các quốc gia ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hóa ở doanh nghiệp. Với chủ chương, đường lối đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước đã mang lại những thành tựu đầy ấn tượng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, làm thay đổi căn bản hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Việc gia nhập các tổ chức quốc tế uy tín như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đồng nghĩa với việc tham gia vào sân chơi quốc tế với nhiều “luật chơi” mới, khắc nghiệt mà nếu không thực hiện đúng chúng ta sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi” đó. Một trong những luật chơi mới đó là việc thực hiện "Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp" (CSR). Thực hiện hiệu quả CSR không những giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh mà còn góp phần vào việc tạo dựng, duy trì sự tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra định nghĩa cơ bản về “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” cũng như nhận thức cơ bản về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam.

Số 2 (69)

Bàn về vấn đề lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia trong QHQT

Country’s Interests and People’s Interests in the International Realations.

Trong lịch sử, từ lâu người ta đã nhận thức được vấn đề lợi ích dân tộc trong chính sách đối ngoại của quốc gia. Các vua, chúa đã dùng lợi ích dân tộc để tập hợp, thống nhất các nước chư hầu nhằm chống lại kẻ thù bên ngoài, để bào chữa cho các cuộc hành quân xâm lược của mình, để tiến hành các cuộc hôn nhân hoàng gia… Chính nhà sử học, nhà nghiên cứu chính trị cổ đại Hy Lạp Thucydides đã coi lợi ích dân tộc là cơ sở quan hệ giữa A-ten và Spác và ứng xử của các đồng minh của A-ten và Spác. Tuy nhiên, đến tận năm 1935, khái niệm “lợi ích dân tộc” mới chính thức được sử dụng như một thuật ngữ khoa học, khi được đưa vào từ điển Bách khoa khoa học xã hội Oxford. Đó là công lao của nhà bác học thần học Mỹ R. Niebuhr và nhà sử học Ch. Beard.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã bùng lên cuộc tranh luận về khái niệm “lợi ích dân tộc”, thậm chí học giả nổi tiếng của Mỹ Hans Morgenthau còn gọi đây là “cuộc đại tranh luận mới”. Tham gia cuộc tranh luận lớn này có rất nhiều học giả thuộc các trường phái lý luận chính trị quốc tế khác nhau như chủ nghĩa chính trị hiện thực, chủ nghĩa tự do, các nhà nghiên cứu ở Liên bang Nga v.v…

Số 2 (97)

Bàn về việc giảng dạy chuyên ngành Quan hệ Quốc tế

ON THE TEACHING OF INTERNATIONAL RELATION

Khi tiến hành một khóa học, mọi công việc giảng dạy cần phải được chuẩn bị đầy đủ và sinh viên cần tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình học tập vì đây là các bước đã được giáo viên nghiên cứu, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho các kỳ thi của sinh viên và hướng công việc lâu dài, được giáo viên tổng hợp lại trong các chương trình giảng dạy qua nhiều khóa. Nếu chưa có sự chuẩn bị cơ bản về giáo trình, giáo án, kế hoạch giảng dạy cho một chuyên ngành cũng như từng môn học, các công việc cơ bản mà mỗi môn học yêu cầu, tốt nhất là chưa nên giảng dạy môn học đó. Bài viết này là công trình đúc kết kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động thực tiễn đối ngoại của tác giả sau gần 40 năm gắn bó với Học viện Quan hệ Quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao), Bộ Ngoại giao.

Số 3 (102)

Bàn về việc nghiên cứu quan hệ quốc tế

On the research of international relations

Quan hệ quốc tế - nếu được hiểu theo nghĩa bang giao giữa các cộng đồng - cũng lâu đời như lịch sử xã hội loài người và là biểu hiện của ngoại giao. Điều cần nhấn mạnh là các mối bang giao này mang tính chất đơn lẻ và hầu như chỉ phụ thuộc vào ý chí và tính cách của các ông vua trị vì. Bang giao chỉ thuần túy dựa trên lợi ích hai bên, ít tính đến các tác nhân và yếu tố khác và chưa thể coi đó là quan hệ quốc tế. Chỉ đến khi nhà nước - dân tộc ra đời ở châu Âu vào thế kỷ XVI, nhất là từ sau Hội nghị Westphalia 1648 thì quan hệ quốc tế mới mang một nghĩa rộng và đầy đủ như hiện nay. Bài viết này khảo cứu về việc nghiên cứu quan hệ quốc tế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Số 3 (94)

Bàn về “Chủ thể Quan hệ Quốc tế”

On International Actor

Chủ thể quan hệ quốc tế là một khái niệm giữ vị trí then chốt trong mọi lý thuyết quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, liên quan đến nội hàm của khái niệm, hiện vẫn chưa có hệ tiêu chí chung cho phép xác định một cách tường minh thế nào là chủ thể quan hệ quốc tế mà mới chỉ đạt được sự nhất trí chung về nội hàm của khái niệm ở mức độ khá khiêm tốn: chủ thể quan hệ quốc tế phải có nhân tố con người (human being). Liên quan đến ngoại diên của khái niệm, việc phân loại và thống kê các dạng thức chủ thể quan hệ quốc tế cũng diễn ra theo những cách thức rất khác nhau. Bài viết này sẽ đưa ra những quan điểm khác nhau về Chủ thể quan hệ quốc tế dựa theo các học thuyết “hiện thực”, “tự do”, và “kiến tạo”. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra rằng chiều hướng bất định về ngoại diên của khái niệm chủ thể quan hệ quốc tế còn có xu hướng tăng lên do những bất đồng hiện nay trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của khoa quan hệ quốc tế và do vậy, những thảo luận xung quanh khái niệm này vẫn còn tiếp tục.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday562
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1805
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6573
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297885

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System