Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Phạm Lan Dung

Hội đồng Bảo an (HĐBA) là một trong các cơ quan chính và quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ) - tổ chức toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Với trách nhiệm hàng đầu trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế, HĐBA là cơ quan duy nhất của LHQ có thể đưa ra những quyết định có tính ràng buộc đối với tất cả các quốc gia. Do vị trí và đặc điểm của HĐBA, nhìn chung các quốc gia đều coi việc được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ là cơ hội và vinh dự đối với các quốc gia, góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế. Theo Kishore Mahbubani, cựu Đại sứ Xinh-ga-po tại LHQ, “HĐBA LHQ là cơ quan quyền lực nhất thế giới và việc tham gia  HĐBA có thể được so sánh với việc thi đấu tại Vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới”. Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực của HĐBA và đang tích cực chuẩn bị để đảm đương nhiệm vụ khó khăn này.Vì sao được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA vừa là cơ hội, vinh dự nhưng cũng là thách thức? Các nước thành viên không thường trực có vị trí và vai trò như thế nào trong hoạt động của HĐBA? Bài viết này sẽ cố gắng làm sáng tỏ thêm các vấn đề đáng quan tâm này.

 

“Chiến tranh” là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử nhân loại, gắn liền với sự phát triển của xã hội, của giai cấp, của nhà nước và cộng đồng quốc tế. Mỗi lĩnh vực khoa học tiếp cận vấn đề chiến tranh từ những góc độ, mức độ và quy mô khác nhau, do đó khái niệm “chiến tranh” sẽ không thể hoàn toàn đồng nhất. Trong luật quốc tế, khái niệm “chiến tranh” và các quy phạm trong lĩnh vực này luôn là những vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Lời nói đầu Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu với câu: Chúng tôi, nhân dân các nước Liên Hợp Quốc quyết tâm phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi những thảm họa và đau thương không kể xiết mà chiến tranh đã từng hai lần gây ra cho nhân loại chúng ta.

Tuy nhiên, ngoài từ “chiến tranh” được nhắc đến ở đây, dù có cố gắng đến mấy, chúng ta cũng không thể tìm thấy trong Hiến chương một từ “chiến tranh” nào nữa và càng không thể tìm thấy nguyên văn cụm từ “cấm chiến tranh” trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tại sao Điều 2.4 Hiến chương Liên Hợp Quốc lại quy định nguyên tắc “cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” chứ không phải nguyên tắc “cấm chiến tranh”? Khái niệm “chiến tranh” được hiểu và sử dụng như thế nào trong luật quốc tế? Có những thuật ngữ nào trong luật quốc tế có thể thay thế, trong một chừng mực nào đó, cho khái niệm chiến tranh? Luật quốc tế quy định gì về chiến tranh? Lời giải đáp cho những câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta tiếp cận các quy định của Hiến pháp quốc gia liên quan đến chiến tranh dưới góc độ của luật pháp quốc tế, qua đó đánh giá khả năng cũng như định hướng cho việc loại bỏ chiến tranh trong Hiến pháp quốc gia...

Trong bối cảnh thực tiễn của các phong trào ly khai hiện nay mà nhiều trường hợp còn chưa được giải quyết triệt để, vấn đề ly khai đang trở thành một vấn đề cấp bách mà nhiều nước phải đối mặt. Trong khi đó, pháp luật quốc tế về tính hợp pháp của các hành động ly khai vẫn chưa rõ ràng. Việc công nhận một quốc gia ra đời từ đấu tranh ly khai vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các quốc gia và các học giả. Phản ứng như thế nào trước tuyên bố ly khai? Đâu là những căn cứ pháp lý của một quốc gia mới hình thành từ phong trào ly khai? Luật quốc tế về ly khai đang ở mức độ phát triển như thế nào? Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi này cần phân tích kỹ một số đặc điểm cơ bản của  thực trạng luật quốc tế về ly khai, trên cơ sở đó, tìm ra những định hướng chính về sự phát triển của luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực này.39



Xuất phát từ những khác biệt về địa vị pháp lý, mọi nỗ lực nhằm nâng cao vị thế và vai trò của ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều có thể ảnh hưởng đến vị thế độc tôn của các ủy viên thường trực. Tuy nhiên, với những đóng góp hiện nay của ủy viên không thường trực cho mục đích duy trì hòa bình và an ninh quốc tế thì việc nâng cao vị thế và vai trò của họ là cần thiết từ góc độ của Hội đồng Bảo an nói chung. Do bị hạn chế về địa vị pháp lý, đa số các ủy viên không thường trực còn có cách tiếp cận ngắn hạn, trong khi đó một số quốc gia thường xuyên đảm nhiệm vị trí này có cách tiếp cận tương đối dài hạn hơn trong việc nâng cao vai trò và nổi bật gần đây có nhóm các nước S5 với cách tiếp cận rộng, dài hạn và khách quan. Cách tiếp cận dài hạn, một mặt cần được kết hợp với cách tiếp cận ngắn hạn, mặt khác cần đặt mục tiêu vượt ra ngoài nhiệm kỳ hai năm, tránh đối đầu trực diện thông qua các đề xuất được sự ủng hộ cao về mặt chính trị như cải tổ Hội đồng Bảo an, nâng cao vai trò của Đại hội đồng. Để nâng cao tính khả thi, cách tiếp cận này cần tập trung vào việc tạo thành các thực tiễn được công nhận và áp dụng rộng rãi trong hoạt động của Hội đồng Bảo an.

Bài báo rà soát các thực tiễn đã được hình thành trong hoạt động của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an có thể ảnh hưởng đến vai trò của ủy viên không thường trực theo các cụm vấn đề cụ thể. Cụm vấn đề liên quan đến thẩm quyền và chức năng của Đại hội đồng cũng như mối liên hệ với Hội đồng Bảo an bao gồm thực tiễn về Nghị quyết “Liên hợp lại vì hòa bình”, thực tiễn triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình, thực tiễn Đại hội đồng thông qua các Nghị quyết nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến chương. Liên quan đến thẩm quyền và chức năng của Hội đồng Bảo an, bài báo lựa chọn xem xét thực tiễn về việc xác định “mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế” và thực tiễn về việc “ủy quyền” cho các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp sử dụng vũ lực trên cơ sở Điều 42. Các thực tiễn về thủ tục hoạt động được lựa chọn nghiên cứu bao gồm thực tiễn về thông qua quyết định tại Đại hội đồng, tại Hội đồng Bảo an và thực tiễn về các cuộc “tham vấn toàn thể” của Hội đồng Bảo an. Liên quan trực tiếp đến ủy viên không thường trực có các thực tiễn về việc phân bổ ghế ủy viên không thường trực theo khu vực địa lý, thực tiễn nhiệm kỳ của các ủy viên không thường trực lệch nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, bài viết chú trọng phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của những thực tiễn này đối với việc nâng cao vị thế và vai trò của các ủy viên không thường trực, cũng như ý nghĩa của việc tiếp tục phát triển các thực tiễn đó. Dựa trên kết quả của những phân tích này và những nghiên cứu tổng quan trước đây về địa vị pháp lý của ủy viên không thường trực, bài viết sẽ đề xuất xây dựng những thực tiễn mới hoặc phát triển những thực tiễn đang hình thành trong hoạt động của Liên Hợp Quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng nhằm nâng cao vị thế và vai trò của ủy viên không thường trực.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday390
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1162
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5930
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297242

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla