Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Vũ Lê Thái Hoàng

Tuy trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu của Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang ở trong thời kỳ khó khăn nhất trong một thập niên trở lại đây nhưng không ít cử tri Mỹ và rộng rãi dư luận quốc tế đều rất quan tâm đến những ưu tiên về đối ngoại cũng như lựa chọn về giải pháp của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Barack Obama (Đảng Dân chủ) và John McCain (Đảng Cộng hòa). Điều này không khó lý giải bởi vị Tổng thống thứ 44 của Mỹ sẽ đương đầu với những thách thức rất lớn khi thừa hưởng một di sản nặng nề của một vị Tổng thống có uy tín thấp kỷ lục trong lịch sử do “thành tích đối ngoại” của mình. Theo giới phân tích, “Học thuyết Bush”[1] đã tạo nên một bối cảnh quốc tế khó khăn nhất cho nước Mỹ kể từ thời Richard Nixon lên cầm quyền năm 1968. Tính đến 2008, quốc gia này đang phải tiến hành hai cuộc chiến tranh ở I-rắc (năm thứ 5) và Áp-ga-ni-xtan (năm thứ 7); I-ran ngày càng quyết tâm hơn trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và phát huy ảnh hưởng trong khu vực; quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên còn nhiều yếu tố khó lường; đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố là Pa-ki-xtan ngày càng bất ổn nội bộ; quan hệ với Nga rất căng thẳng, một nước Nga ngày càng mạnh và quyết đoán có khả năng thách thức lớn nhất địa vị siêu cường của Mỹ; Trung Quốc đang bùng nổ sức mạnh và quan hệ với Trung Quốc chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều nguy cơ; các nước Mỹ La-tinh đẩy mạnh xu hướng chống Mỹ; đồng minh của Mỹ, nhất là ở châu Âu, tuy vẫn rất cần Mỹ nhưng ngày càng độc lập hơn; uy tín toàn cầu của Mỹ sụt giảm nghiêm trọng; các nỗ lực quốc tế để thúc đẩy tự do hóa thương mại và giải quyết một số vấn đề toàn cầu đang lâm vào bế tắc...



Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, cuộc tranh luận về ngoại giao công chúng trở nên sôi nổi và gây sự chú ý lớn của công luận với việc chính quyền Mỹ đề cao hình thức ngoại giao này nhằm khôi phục lại hình ảnh, uy tín chính trị quốc tế của mình. Đây vốn được coi là một bộ phận trong sức mạnh tổng thể và “sức mạnh mềm” (soft power) của Mỹ. Trong tuyên bố lập trường đầu tiên của mình, tân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton của Chính quyền Obama khẳng định sự cần thiết về vai trò lãnh đạo của Mỹ và tư tưởng xây dựng một nền ngoại giao dựa trên “sức mạnh thông minh”. Để phục vụ cho thuyết “sự trỗi dậy hòa bình” của mình, Trung Quốc cũng đang rất chú trọng phát huy “sức mạnh mềm” trên toàn thế giới nhằm thu hút chú ý và thuyết phục dư luận nước ngoài thông qua các yếu tố như hình ảnh, uy tín, năng lực giao tiếp, mức độ cởi mở của xã hội, tính gương mẫu của chính quyền và sức hấp dẫn của nền văn hóa...

 

Thông qua cách tiếp cận “vực tính”, theo chiều ngang đối với “trật tự thế giới” và đánh giá tương quan cũng như tập hợp lực lượng giữa các nước lớn trong năm qua, tác giả nhận định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hoà bình, hợp tác vẫn nổi trội, chủ nghĩa đa phương và xu hướng đa cực, đa trung tâm vẫn tiếp tục phát triển tích cực. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc rất quan trọng đối với trật tự và luật chơi ở khu vực nhưng hiện tại chưa hội đủ điều kiện cần thiết để tạo nên cái gọi là “cơ chế G-2” (Group Two) trên thực tế.   

Bước vào thế kỷ 21, dưới tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ, hệ thống Quan hệ quốc tế (QHQT) đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và ở trong thời kỳ quá độ từ trật tự hai cực thời Chiến tranh lạnh sang một mô hình trật tự mới phù hợp với thực tiễn QHQT mới. Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí cao trong cả giới học thuật và giới hoạch định chính sách về dự báo chiều hướng phát triển của một trật tự thế giới mới, một phần do khác biệt trong cách hiểu về trật tự thế giới và những thuộc tính của nó cũng như trong sử dụng các tiêu chí phân tích, dự báo trật tự thế giới. Bài viết này bàn về cách tiếp cận của một số trường phái lý luận phương Tây về trật tự thế giới, qua đó góp phần làm rõ hơn khái niệm trật tự thế giới với những thuộc tính cơ bản và một số tiêu chí chủ yếu để nhận dạng trật tự thế giới.

Một loạt các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương dồn dập, mang tính biểu tượng cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hai tháng cuối năm 2011 vừa qua có thể được xem là “cú ra đòn” quyết định trong nỗ lực chuẩn bị liên tục gần ba năm qua của chính quyền Obama nhằm xây dựng, thử nghiệm và công bố Học thuyết đối ngoại Obama được gói gọn trong hai luận điểm cơ bản, nổi bật nhất: sức mạnh thông minh (smart power) và thế kỷ Thái Bình Dương (Pacific Century, hay nói cách khác là sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương). Sự thông minh, khôn ngoan của Mỹ trong việc sử dụng sức mạnh hiện có được thể hiện qua bẩy phương diện chính là lựa chọn thông điệp, cân bằng thể chế, lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, lựa chọn công cụ, phương thức và địa bàn triển khai. Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương thực chất là sự lựa chọn địa bàn khôn ngoan của chính quyền Obama nhưng vẫn phản ánh đầy đủ bẩy phương diện của “sức mạnh thông minh” nói trên qua thực tiễn triển khai chính sách đối với mạng lưới quan hệ song phương và cấu trúc khu vực. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2012 sẽ góp phần trả lời câu hỏi về tương lai của học thuyết này.

Khủng hoảng U-crai-na tạo ra nhiều hệ lụy đối với quan hệ quốc tế, trong đó trật tự quốc tế có nguy cơ bị phân cực hơn. Tuy nhiên, khủng hoảng U-crai-na khó có thể đảo ngược tiến trình quá độ của trật tự quốc tế sang “đa cực, đa trung tâm.” “Đa cực, đa trung tâm” vẫn là chiều hướng phát triển chung của thế giới hiện nay. Song song với đó, xu hướng “mạng lưới” manh nha hình thành và phát triển. “Mạng lưới” giúp gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác và góp phần duy trì hòa bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở các mức độ khác nhau. Bài viết cho rằng tư duy về trật tự quốc tế theo “cực” gắn với cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực tồn tại từ lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản trị toàn cầu và đối ngoại của các nước. Tuy nhiên, xu thế khách quan của thế giới cùng với nhu cầu triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt và hiệu quả của các nước tạo ra xu hướng phát triển của “mạng lưới” đa trung tâm. Bài viết phân tích tư duy trật tự quốc tế theo “mạng lưới,” rút ra một số đặc điểm của tư duy này và gợi mở chính sách cho các nước nhỏ và tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday367
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1139
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5907
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297219

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla