Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024
Số 2 (89)

Kinh nghiệm đưa đối thoại văn hóa vào hoạt động ngoại giao của ông cha ta trong lịch sử

Bringing Dialogue Culture into Vietnamese Diplomacy in Feudal Time

Cùng với những chiến công hiển hách “phá cường địch” trên mặt trận quân sự, ông cha ta mà tiêu biểu là những minh quân, hiền tướng, anh hùng hào kiệt, trí thức uyên bác trong lịch sử nước nhà thời trung đại luôn biết chủ động sử dụng linh hoạt, đúng lúc, đúng nơi nhiều hình thức đối thoại văn hóa trong hoạt động ngoại giao để hóa giải không ít mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ với Trung Hoa. Bài viết này tập trung phân tích kinh nghiệm đưa đối thoại văn hóa vào hoạt động ngoại giao của ông cha ta thuộc các triều Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn Tây Sơn nhằm góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh tổng hợp của dân tộc, giành lại và giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, tranh thủ điều kiện hòa bình để nhân dân được yên ổn làm ăn sinh sống.

Số 3 (90)

Liên bang Nga - Việt Nam tiến tới đối tác chiến lược toàn diện

Russia - Viet Nam: Approaching to Comprehensive Strategic Partnership

Từ ngày 26-30/7/2012 đã diễn ra chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên bang Nga của đồng chí Trương Tấn Sang với tư cách là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Chuyến thăm có nội dung phong phú và toàn diện. Trọng tâm của chuyến thăm là các cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Nga V. Putin (đã nhậm chức ngày 7/5/2012) và Thủ tướng Nga D. Medvedev.
Theo đánh giá của Nguyên thủ hai nước về kết quả cuộc gặp cấp cao, các cuộc hội đàm đã thành công và có hiệu quả, diễn ra trong bầu không khí tin tưởng và cởi mở. Hai bên đã trao đổi tổng thể các vấn đề về quan hệ song phương, triển vọng tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ và nhân văn, trong đó có cả sự phối hợp hoạt động trên trường quốc tế. Hai bên đã phân tích các kết quả của sự hợp tác trong giai đoạn hơn 10 năm qua (kể từ khi ký kết Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ngày 1/3/2001) và đưa ra kết luận rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga đã tiến đến một mức độ mới về chất, mang tính toàn diện hơn.

Số 3 (90)

Luật biển Việt Nam

Số 1 (72)

Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam giai đoạn đàm phán Hiệp định Pa-ri

The World People’s Front and Its Support for the Paris Agreement Negotiations.

*Trong thập kỷ 1960, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cũng như cuộc đàm phán Pa-ri về Việt Nam từ năm 1968 đến 1973 đã trở thành trung tâm chú ý của dư luận thế giới, vì cuộc đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ là điểm tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại lúc bấy giờ. Ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là sự tháo nút cho cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài nhất trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lại càng thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của toàn thế giới.

Hôm nay, nhân Hội thảo kỷ niệm 35 năm ngày ký kết Hiệp định Pa-ri  (27/01/1973) và sắp tới là 40 năm ngày bắt đầu Hội nghị Pa-ri kéo dài gần 5 năm, các đại biểu đã trình bày nhiều về ý nghĩa, nguyên nhân và bài học của cuộc đàm phán và hiệp định, tôi xin được trình bày một vấn đề khác không kém phần quan trọng trong giai đoạn này. Đó là sự hình thành và tác động của mặt trận nhân dân thế giới đối với thắng lợi của Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, thực hiện chủ trương “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.

Trong lịch sử kháng chiến của các dân tộc, hầu như chưa có cuộc chiến đấu nào như ở Việt Nam có thể tạo dựng nên một phong trào, một mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết mạnh mẽ, ủng hộ Việt Nam, trong đó có phong trào phản chiến ở Mỹ, rộng lớn và dữ dội chưa từng có.

Mặt trận đó tuy không có tính chất trực tiếp quyết định thắng lợi của Hiệp định nhưng nó đã tác động hết sức mạnh mẽ và trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta cũng như đến quá trình đàm phán ở Pa-ri. Sức mạnh dư luận đã trở thành sức ép lên chính sách xâm lược của Mỹ, và là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân và quân đội ta trong chiến đấu, một sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần của nhân dân thế giới đối với nhân dân ta.

Ngay trong thời gian diễn ra Hội nghị Pa-ri, trên báo chí không ngày nào không có bài viết về Việt Nam, về cuộc đàm phán. Ngay bên ngoài phòng họp tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kleber ở Pa-ri cũng như ở khắp nơi trên thế giới vẫn diễn ra các cuộc mít-tinh, biểu tình, tuần hành. Tình hình đó đã trở nên một áp lực mạnh mẽ không thể xem thường. Trong các cuộc họp công khai cũng như bí mật, phía Mỹ tỏ ra rất ngại, thậm chí rất sợ dư luận. Bản thân Kissinger phải phát cáu nói: “Tôi đến Pa-ri để đàm phán với ông Lê Đức Thọ chứ không phải để nói chuyện với Thời báo New York”.

Vậy thì tính chất, nguyên nhân và tác động của mặt trận này là gì ?

 
Số 2 (45)

Minh chứng mới cho mức độ cao của mối quan hệ đối tác chiến lược và sự tin cậy chính trị Nga - Việt

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday345
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1117
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5885
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297197

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla