Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Đặng Đình Quý

Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung xem xét nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này, tuy nhiên, chưa có nhiều công trình tìm hiểu về phương pháp tư duy đối ngoại của Người. Bài viết này xin tập trung bàn về phương pháp vận dụng “Ngũ tri” của Hồ Chí Minh, một phương pháp tư duy phương Đông được Người vận dụng rất nhuần nhuyễn và sáng tạo để đánh giá tình hình hình thế giới và xác định chiến lược, sách lược cách mạng nước ta cũng như trong hoạt động đối ngoại.

Sau hơn 20 năm mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã có quan hệ “bạn bè, hữu nghị”, đã là đối tác với ngày càng nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng. Bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống 4000 năm của dân tộc ta từ lâu đã là cơ sở quan trọng để các bạn bè, đối tác ở khu vực và thế giới trông đợi và muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Ngoài ra, thành tựu từ sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước, đoàn kết quốc tế cũng như sự nghiệp đổi mới, mở cửa hội nhập của dân tộc ta là cơ sở của lòng tin mà họ gửi gắm. Hơn nữa, trong thực tiễn hoạch định và triển khai chính sách (cả đối nội và đối ngoại) Việt Nam đã có nhiều biện pháp tạo cơ sở cho các nước tin tưởng và phát triển quan hệ với Việt Nam trên các mặt. Do đó, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đối ngoại to lớn, nhất là trong giai đoạn đổi mới.



“Một trục hai cánh” lần đầu tiên được Bí thư Đảng ủy Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc) Lưu Kỳ Bảo đưa ra tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng lần thứ nhất (20/7/2006). “Trục” là hành lang kinh tế Nam Ninh – Xinh-ga-po, “cánh” Tây là Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), “cánh” Đông là Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Trong các hợp phần của “Một trục hai cánh”, chỉ có cánh Đông là mới. Phần Trục và cánh Tây đã được các nước ASEAN nêu ra từ đầu những năm 1990 trong đó nhiều dự án hợp tác đã và đang được các nước ASEAN triển khai với sự hợp tác của các đối tác bên ngoài. Việc chính phủ trung ương Trung Quốc phân công cho Vân Nam thúc đẩy GMS, hỗ trợ và đầu tư cho cánh Đông đã nâng hợp tác khu vực này lên một tầm mới có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với những gì ASEAN đang làm trước đó.

Hợp tác trong khuôn khổ Một trục hai cánh mang dấu hiệu của hợp tác kinh tế theo hình mẫu “tam giác phát triển” mới và đang vận hành khá hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, tam giác phát triển dường như trở thành cách tiếp cận thích hợp đối với nghiên cứu về các dự án hợp tác kinh tế đa phương, trong đó có khuôn khổ Một trục hai cánh. Do vậy, bài báo này sẽ giới thiệu về mô hình tam giác phát triển, phân tích và đối chiếu các nhân tố đảm bảo thành công của các tam giác phát triển ở Đông Nam Á. Tiếp đó, bài viết giới thiệu mô hình Một trục hai cánh, và từ cách tiếp cận so sánh với tam giác phát triển sẽ nêu một số thách thức và các lĩnh vực cần giải quyết để mô hình Một trục hai cánh có thể hoạt động hiệu quả.

Trong tiếng Việt, các khái niệm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc hay lợi ích quốc gia dân tộc thường được xem là có chung nội hàm và được sử dụng thay thế lẫn nhau. Tuy vậy, các khái niệm này có những điểm khác. Lợi ích quốc gia thiên về đại diện lợi ích của giai cấp cầm quyền. Lợi ích dân tộc thường được hiểu là lợi ích của tất cả mọi người dân của một nước. Khái niệm lợi ích quốc gia dân tộc có hướng tổng hợp cả hai khái niệm trên. Với những điều kiện đặc thù của Việt Nam, nội hàm của các khái niệm này không khác nhau nhiều. Do đó, để tiện cho phân tích, bài viết sử dụng cả ba thuật ngữ với nội hàm chung.

Trong hoạt động đối ngoại ngày nay, “phục vụ lợi ích dân tộc” ngày càng được công nhận là nguyên tắc tối thượng trong chính sách đối ngoại của các nước và của Việt Nam. Nhưng việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tiễn đối ngoại luôn gặp phải các ý kiến khác nhau xung quanh hai loại câu hỏi: Thứ nhất, nội hàm của lợi ích quốc gia trong từng trường hợp cụ thể phải được hiểu thế nào mới đúng? Thứ hai, khi lợi ích quốc gia có nhiều khía cạnh thì phải sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các mặt của lợi ích quốc gia như thế nào? Câu trả lời cho những vấn đề này thuộc về quyết định chính trị. Tuy vậy, việc xác định nội hàm, cách tiếp cận các nội hàm cũng như xác định một một khung phân tích làm cơ sở cho việc thảo luận và quyết định về lợi ích khi xử lý đối ngoại là một việc làm cần thiết.

 Theo hướng đó, bài viết này không có tham vọng đi sâu tranh luận về các khái niệm mà sơ bộ lý giải nguyên nhân những khó khăn trong việc xác định rõ lợi ích quốc gia dân tộc và tập trung bàn thêm về nội hàm của lợi ích quốc gia dân tộc qua một số trường hợp cụ thể, từ đó gợi ý một khung phân tích có thể áp dụng khi xác định lợi ích quốc gia dân tộc ở Việt Nam.

 

Một trong những định hướng lớn về đối ngoại mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đưa ra là: “Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập và chiều sâu, ổn định, bền vững.” Theo đó, trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã chú trọng phát triển quan hệ với các đối tác chủ chốt (được hiểu là các nước có vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển của đất nước) theo các hướng: (i) tăng cường và làm sâu sắc quan hệ với các nước láng giềng; (ii) nâng cấp quan hệ lên mức “đối tác chiến lược” và “đối tác toàn diện” với nhiều nước; (iii) phát triển các quan hệ đối tác chiến lược đã thiết lập.

Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết và nghĩa vụ thành viên của WTO. Việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết, nghĩa vụ thành viên có ảnh hưởng lớn tới tổng thể chiến lược và triển khai các hoạt động đối ngoại của Việt Nam cả ở bình diện song phương lẫn đa phương, trên tất cả các khía cạnh từ chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng đến văn hóa - xã hội. Trên cơ sở nhìn lại tình hình đất nước, đặc biệt là tình hình đối ngoại của Việt Nam trong 5 năm qua, tác giả bài viết đưa ra một số nhận định sơ bộ về tác động của việc Việt Nam tham gia WTO đối với tổng thể chính sách và hoạt động đối ngoại của nước ta và rút ra một số bài học cho quá trình nghiên cứu và kiến nghị chính sách đối ngoại trong giai đoạn mới.

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) thông qua chủ trương “tích cực và chủ động hội nhập quốc tế”, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy đối ngoại của Đảng ta.
Từ “Hội nhập” được chính thức nêu ra từ năm 1996 trong Văn kiện Đại hội VIII, phần Định hướng mở rộng kinh tế đối ngoại. Đến Đại hội IX, “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” trở thành một chủ trương đối ngoại lớn của Đảng ta. Đại hội X tái khẳng định chủ trương này với bước phát triển cao hơn về phương châm triển khai và trở thành “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.
Việc thực hiện chủ trương trên đây đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng. Trong quá trình thực hiện, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng đã được cụ thể hóa thành các chính sách, biện pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, trong các văn kiện chính thức của Đảng ta, chưa có định nghĩa rõ về khái niệm hội nhập quốc tế, nội hàm của hội nhập trong từng lĩnh vực. Trong giới nghiên cứu và hoạch định chính sách ở nước ta cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Bài viết sau đây điểm qua quá trình phát triển và nhận thức về hội nhập quốc tế trên thế giới và quá trình đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế ở Việt Nam từ khi Đổi mới đến nay, trên cơ sở đó, bàn thêm về khái niệm và nội hàm hội nhập quốc tế phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
canbotredanangvn
(Nguồn ảnh: canbotredanang.vn)

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các cơ chế, thể chế quốc tế, các hoạt động đối ngoại đa phương (ĐNĐP) ngày càng khẳng định vai trò là một kênh quan trọng, phối hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Cũng như vậy, ĐNĐP thời gian qua khẳng định được vị trí quan trọng trong quá trình Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới với định hướng hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thông qua. Bài viết này tập trung trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế thời gian tới khi chúng ta đẩy mạnh ĐNĐP; phân tích vị trí, vai trò của ĐNĐP đối với hội nhập quốc tế (HNQT); và sơ bộ nêu một số kiến nghị thúc đẩy ĐNĐP để phục vụ HNQT trong thời gian tới.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có nguồn gốc từ sự trùng hợp lợi ích chiến lược và sự tương đồng về ý thức hệ. Qua thời gian, quan hệ này không ngừng được xây dựng và vun đắp trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, giữa Việt Nam và Lào đã xuất hiện sự khác biệt lợi ích trên một số vấn đề. Điều này dẫn tới nhu cầu nhận thức lại tính chất “đặc biệt” của quan hệ Việt - Lào. Dựa trên cách tiếp cận lợi ích quốc gia - dân tộc, bài báo đề xuất việc xem xét quan hệ Việt - Lào dưới ba góc độ và kiến nghị năm biện pháp để củng cố tính đặc biệt của quan hệ Việt - Lào. 

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có nguồn gốc từ sự trùng hợp lợi ích chiến lược và sự tương đồng về ý thức hệ. Qua thời gian, quan hệ này không ngừng được xây dựng và vun đắp trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, giữa Việt Nam và Lào đã xuất hiện sự khác biệt lợi ích trên một số vấn đề. Điều này dẫn tới nhu cầu nhận thức lại tính chất “đặc biệt” của quan hệ Việt - Lào. Dựa trên cách tiếp cận lợi ích quốc gia - dân tộc, bài báo đề xuất việc xem xét quan hệ Việt - Lào dưới ba góc độ và kiến nghị năm biện pháp để củng cố tính đặc biệt của quan hệ Việt - Lào. 

Since January 11, 2007, Viet Nam has carried out its commitments and obligations as a WTO member nation, which has great and profound influences on Viet Nam’s overall strategy and execution of foreign activities both bilaterally and multilaterally, on all aspects, political, economic, security-defense and socio-cultural. On the basis of reviewing the country’s situation, especially in the diplomatic field in the past five years, this paper presents a number of preliminary assessments on the impact of Viet Nam’s participation in WTO on the country’s general policy and foreign activities, drawing a number of lessons for studying and recommending foreign policy in the new period. 

Today, with the trend of globalism and dynamic development of international mechanisms and institutions, multilateral diplomacy has increasingly confirmed its role as an important track in close coordination with bilateral diplomacy in solving international problems. Similarly, multilateral diplomacy has, over the past years, confirmed its important role in the process of Viet Nam’s implementation of the diplomatic line of the Doi Moi (Renovation) period with the orientation of International Integration mapped out by the Party’s 11th National Congress in all fields. This article presents the domestic and international contexts in the coming time when we are boosting multilateral diplomacy; it also analyzes the position and role of multilateral diplomacy towards International Integration and broadly points out recommendations to promote multilateral diplomacy to serve International Integration in the coming years.

After the signing of the ASEAN-China Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea/the East Sea (DOC), the situation in the South China Sea/the East Sea became calmer to a certain extent before tension began to flare up again since 2007-2008. This had brought most, if not all, regional countries to be on red alert. As a result, efforts at fostering regional maritime cooperation have pressed forward. This paper, on the past experiences of Asia-Pacific regional maritime cooperation, recommends some relevant measures to foster regional maritime cooperation in the future.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday394
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1166
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5934
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297246

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla