Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Khổng Thị Bình

* Sau Chiến tranh lạnh, có hai lý do khiến cho an ninh con người thu hút được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất, an ninh con người được đặt ra trong chương trình nghị quốc tế, cụ thể là Báo cáo về Phát triển Con người của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 1994. Kể từ đó an ninh con người đã trở thành một thuật ngữ khá phổ biến trong quan hệ quốc tế và là chủ đề chính trong nhiều cuộc thảo luận về an ninh. Cùng với UNDP, Ca-na-đa và Nhật Bản là những nước đi đầu trong việc khai thác an ninh con người với tư cách một công cụ của chính sách đối ngoại.[1] Thứ hai, an ninh con người được đưa ra đúng vào thời điểm trên thế giới đang có xu hướng định nghĩa lại an ninh, theo đó khái niệm an ninh được mở rộng, vượt ra khỏi khuôn khổ hạn hẹp của an ninh quân sự, bao gồm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh sinh thái và cả việc giải phóng con người. Trước những thay đổi nhanh chóng trong môi trường chiến lược toàn cầu và sự gia tăng các mối lo ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống, xu hướng phát triển khái niệm an ninh cả về bề rộng lẫn chiều sâu tỏ ra rất phù hợp. Do vậy, trong cuộc thảo luận về mở rộng nội hàm của an ninh này, an ninh con người với tư cách là một khái niệm hay một vấn đề cụ thể đã có một chỗ đứng. Trong bài viết này, tác giả muốn giới thiệu một số cách tiếp cận an ninh con người ở Đông Nam Á. Đồng thời, trên cơ sở đó đánh giá triển vọng hợp tác khu vực về lĩnh vực này.



Từ ngày 31/5 - 5/6/2009, Hội thảo Bàn tròn hàng năm về an ninh châu Á - Thái Bình Dương (APR) đã tổ chức tại Kuala Lumpur, Ma-lai-xi-a. Chủ đề về “Chính sách đối ngoại của Mỹ và hệ lụy đối với khu vực” đã được các học giả hàng đầu trong khu vực tập trung bàn luận. Bài tổng thuật dưới đây đề cập một số ý chính trong cuộc thảo luận này. 

Vietnam today is an increasingly active and important actor on the world stage. A major part of this new activism has been greater participation in regional and global institutions. While Vietnam's increased involvement in international institutions is not a wholly new phenomenon, the extent to which it has been affected by participation in these organizations remain understudied. Socialization theory developed by Alastair Iain Johnston provides a useful framework to investigate if and how social interactions within the United Nations Security Council have led to change in Vietnam's identity, interests and behavior. Empirical findings show that in the 2008-2009 term, Vietnam changed its position from being opposed to becoming more engaged with the Responsibility to Protect (RtoP) as a new emerging norm. In the 2020-2021 term, its pro-norm behavior continued to be reflected through upholding and fully implementing the UN Charter and international law as foundations of the current world order.

Trong thời gian gần đây, giá dầu trên thế giới liên tục tăng mạnh. Giá dầu thô lần lượt vượt qua các mức 62,47 USD/thùng (9/8/2005), 66,11 USD/thùng (12/8/2005) và 67 USD/thùng (12/8/2005). Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất kể từ năm 1980. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân của việc giá dầu tăng lên và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday124
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week281
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month4012
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295324

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla