Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Trịnh Hải Yến

*Ký kết các hiệp định đầu tư song phương (HĐĐTSP) là một phương thức thu hút đầu tư bằng các cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư. Một trong những quy định quan trọng nhất của các HĐĐTSP là quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư, mà phần không thể thiếu là chấp nhận thẩm quyền xét xử của trọng tài quốc tế. Thông qua sự chấp nhận này, các nước nhận đầu tư có thể sẵn sàng chịu sự xét xử của một bên thứ ba trung lập (tức là trọng tài quốc tế) về việc thực hiện những nghĩa vụ bảo hộ đầu tư mà họ đã cam kết trong các HĐĐTSP.

Một số sự kiện diễn ra mới đây khiến cho nhu cầu nghiên cứu về tác động của chấp nhận thẩm quyền xét xử của trọng tài quốc tế trong các HĐĐTSP của Việt Nam trở nên cấp thiết. Thứ nhất, Việt Nam đang xem xét tham gia Công ước về Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), mà hậu quả của nó sẽ là quy định của các HĐĐTSP về chấp nhận thẩm quyền xét xử của Trọng tài ICSID, loại hình được ưa chuộng nhất trong các trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp về đầu tư nước ngoài, sẽ có hiệu lực. Thứ hai, năm 2003 một nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vụ tranh chấp với Việt Nam ra Tòa trọng tài thành lập theo Quy tắc trọng tài của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL). Dù vụ việc sau đó đã được giải quyết bằng đàm phán giữa hai bên, song lần đầu tiên, sự chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài UNCITRAL của Việt Nam đã được nhà đầu tư nước ngoài sử dụng để khiếu kiện. Nghiên cứu về sự chấp nhận này có ý nghĩa hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)....

 

*Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007. Ngay lập tức, chúng ta đã sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia hai vụ kiện tại WTO với tư cách bên thứ ba. Có một số nhận định cho rằng cơ chế này rất hiệu quả và có ích cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển đang tích cực kiện tại Cơ chế này nhằm yêu cầu các quyền của mình được thực thi. Tuy nhiên, bài viết phân tích các số liệu và đưa ra đánh giá rằng đa số các nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm nước có thu nhập thấp và trung bình thấp ít sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Và qua đó, tác giả sẽ cố gắng tìm cách lý giải nguyên nhân của tình trạng này...

 

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday415
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1187
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5955
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297267

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla