Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Ths.

Sau khi giành được độc lập từ ách đô hộ 1000 năm của phương Bắc, các triều đại Ngô, Đinh, Lê (Tiền Lê)… luôn đặt mối quan hệ bang giao với Trung Quốc lên vị trí đặc biệt quan trọng để giữ hòa hiếu, tranh nguy cơ chiến tranh và bảo vệ nền tự chủ của mình. Trong buổi đầu độc lập, các trí thức Phật giáo đã đóng vai trò quan trọng đối với nền chính trị và ngoại giao của đất nước. Tăng thống Ngô Chân Lưu và thiền sư Đỗ Pháp Thuận là hai trong số những trí thức yêu nước tiêu biểu đã có công lao xuất sắc trong việc giúp triều đình phong kiến Đại Việt duy trì quan hệ bang giao với Đại Tống.

Thế kỷ 18 là một thế kỷ đầy biến động dữ dội trong lịch sử Việt Nam, trong đó, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và sự thành lập vương triều Quang Trung có thể xem là sự kiện quan trọng bậc nhất, khép lại những năm dài đất nước chìm đắm trong nội chiến đẫm máu và ách xâm lược của phương Bắc, phương Nam, mở ra một khung cảnh mới độc lập, thống nhất cho sự phát triển của dân tộc. Nếu như người anh hùng áo vải Quang Trung luôn được nhớ đến trong vai trò lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và là vị vua đầu tiên của một triều đại phong kiến có nhiều cống hiến cho sự phát triển của dân tộc, thì Ngô Thì Nhậm lại luôn được khắc ghi như một “cố vấn” đặc biệt, là cánh tay đắc lực cho mỗi thắng lợi quân sự, ngoại giao của Quang Trung lúc bấy giờ. Chính Ngô Thì Nhậm đã hiện thực hóa phương châm ngoại giao dùng “ngòi bút thay giáp binh” của vương triều Quang Trung và đã góp phần không nhỏ trong việc xây đắp quan hệ bang giao hòa bình giữa hai nước Việt- Trung lên một tầm cao mới.

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử tồn tại bên nhau, mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt - Trung tuy lúc thăng lúc trầm trong các giai đoạn khác nhau nhưng hầu như chưa bao giờ bị gián đoạn. Thực tế lịch sử đã cho thấy mối quan hệ ấy dưới mỗi thời kì, mỗi giai đoạn luôn chịu tác động mạnh mẽ của quan hệ chính trị giữa hai nước. Và quan hệ kinh tế Việt - Trung dưới thời phong kiến cũng không là ngoại lệ. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu mối quan hệ đó từ thế kỷ X (tức là sau khi Việt nam đã thoát khỏi cái “xích” trước đây vẫn “xiềng” mình thành một châu, một quận của các triều đại phong kiến Trung Quốc để trở thành một quốc gia phong kiến độc lập) đến năm 1885 (là năm kí kết hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Quốc, chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư hầu giữa hai nước Việt - Trung). Trong khoảng thời gian dài gần mười thế kỷ ấy, lịch sử vừa được chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh đổ máu do các vư­ơng triều phong kiến Trung Quốc phát động, vừa được chứng kiến những thế kỷ hoà bình mà hai bên đã xây đắp nên dựa trên các mối quan hệ ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa… Do vậy, tìm hiểu mối quan hệ thương mại Việt - Trung trong khoảng thời gian này sẽ giúp làm sáng rõ hơn về một thời kỳ tiêu biểu cho bản chất của những mối quan hệ bang giao phức tạp giữa hai nước vừa mang những đặc trưng chung của quan hệ Việt - Trung , vừa có những đặc điểm riêng của giai đoạn này .

Nếu như ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao vì văn hóa và bằng văn hóa (trong đó: Vì văn hóa là vì một bản sắc văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, vì sự phát triển chung của nền văn minh thế giới; Bằng văn hóa là bằng sức mạnh của các giá trị văn hóa dân tộc, bằng những hoạt động văn hóa phong phú, có chất lượng để đạt đến mục tiêu đối ngoại đã đề ra) thì đây, tinh thần khoan hòa văn hóa được xem là kết tinh, là đặc trưng nổi bật nhất của ngoại giao văn hóa Việt. Nếu như hàm lượng của tinh thần khoan hòa văn hóa đó càng cao thì chất lượng của ngoại giao văn hóa cũng sẽ càng được nâng lên và ngược lại, hay nói cách khác hàm lượng của tinh thần khoan hòa văn hóa chính là thước đo chất lượng ngoại giao văn hóa. Đặc biệt, trong bối cảnh mới hiện nay khi mà xu thế toàn cầu hóa văn hóa đang lôi cuốn mạnh mẽ mỗi một quốc gia, dân tộc và ngoại giao văn hóa đang ngày càng được khẳng định như là nền tảng tinh thần không thể thiếu cho nền ngoại giao của bất cứ dân tộc nào thì việc nhận thức lại tinh thần khoan hòa văn hóa trong lịch sử ngoại giao của cha ông ta từ xưa đến nay, nhằm nhận dạng những giá trị của nó cũng như rút ra những bài học thành công lẫn thất bại trong việc vận dụng tinh thần này trong ngoại giao văn hóa xưa - nay sẽ giúp chúng ta bừng thức và chắt lọc ra những nét căn cốt nhất trong “hệ giá trị” của nó để xây đắp nên một nền ngoại giao văn hóa hiện đại và góp phần biến sứ mệnh xóa nhòa những đường biên giới vô hình hay hữu hình đang ngăn cách các quốc gia, dân tộc thành hiện thực sống động.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday382
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1154
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5922
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297234

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla