Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Phạm Sanh Châu

Trong những năm gần đây, sự phát triển của chủ nghĩa khu vực đã trở thành một trong những xu thế nổi trội ở nhiều nơi trên thế giới. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng, cả về số lượng thành viên và quy mô hợp tác của nhiều tổ chức khu vực, trong đó nổi bật là Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà phân tích, mở rộng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tích cực. Trong khi tăng thêm sức nặng cho tiếng nói tập thể của tổ chức, sự mở rộng cũng làm gia tăng sự khác biệt, từ đó có thể tác động tiêu cực tới mức độ gắn kết giữa các thành viên.[1]

Việt Nam đã tham gia các hoạt động của Pháp ngữ ngay từ kỳ Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Pháp ngữ năm 1986 tại Pháp. Kể từ đó đến nay, sự tham gia của Việt Nam vào Pháp ngữ luôn được các nước thành viên khác đánh giá cao. Đỉnh cao của mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp ngữ là việc Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VII năm 1997 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp ngữ không phải bắt đầu từ năm 1979, năm CHXHCN Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ACCT với tư cách là người thừa kế chính quyền Sài Gòn, hay từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu triển khai đường lối đổi mới và là tiền đề cho chính sách đối ngoại đổi mới, đa dạng hóa, đa phương hóa sau này. Mối quan hệ này đã có từ trước đó rất lâu.

Bài viết này sẽ xem xét những cơ sở, lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. Qua phân tích việc lựa chọn khai thông quan hệ với Pháp ngữ trong những năm đầu Đổi mới cũng như trong việc thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam vào Pháp ngữ từ năm 1986 đến nay, chúng tôi cho rằng sự chuyển đổi thái độ của Việt Nam với Pháp ngữ đáp ứng đòi hỏi của sự chuyển biến môi trường đối ngoại của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Đồng thời việc triển khai chính sách Pháp ngữ với tư cách hoạt động ngoại giao đa phương là một hướng đi đúng đắn nhằm phá thế bị bao vây, cô lập, có quan hệ biện chứng với hoạt động ngoại giao song phương và đa phương khác. Cuối cùng, với tư cách là một Tổ chức quốc tế có vai trò không nhỏ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngày nay, có thể xem Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ như một đối tượng đầy đủ của chính sách đối ngoại Việt Nam được triển khai trên ba địa hạt đối ngoại chính trị, đối ngoại kinh tế và đối ngoại văn hóa...

Trong những năm gần đây, sự phát triển của chủ nghĩa khu vực đã trở thành một trong những xu thế nổi trội ở nhiều nơi trên thế giới. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng, cả về số lượng thành viên và quy mô hợp tác của nhiều tổ chức khu vực, trong đó nổi bật là Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà phân tích, mở rộng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tích cực. Trong khi tăng thêm sức nặng cho tiếng nói tập thể của tổ chức, sự mở rộng cũng làm gia tăng sự khác biệt, từ đó có thể tác động tiêu cực tới mức độ gắn kết giữa các thành viên.

Việc ASEAN mở rộng bao gồm cả mười nước nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á được đánh giá là một thành tựu quan trọng, đưa giấc mơ của các nhà sáng lập Hiệp hội trở thành hiện thực vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20. Tuy nhiên, khi công cuộc mở rộng đã hoàn tất và hợp tác bắt đầu được đưa vào chiều sâu thì sự khác biệt về mức độ phát triển trong nội bộ tổ chức này lại tạo ra những mối quan ngại và thách thức khá lớn. Sự khác biệt thể hiện rõ qua độ chênh lệch về mức tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân đầu người và qua những chỉ số phát triển con người khác như tuổi thọ, tỷ lệ biết đọc, biết viết trong dân số và tình trạng nghèo đói...

 

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday375
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1147
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5915
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297227

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla