Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024
Số 3 (34)

Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên và đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Số 2 (69)

Vai trò của Mỹ trong các cơ chế an ninh mềm ở châu Á - Thái Bình Dương

The U.S Role in the Soft Security Mechanisms of Asia-Pacific.

*Có thể nhận định rằng kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chưa bao giờ an ninh châu Á-Thái Bình Dương được quan tâm nhiều như hiện nay. Lý do không phải vì khu vực này tập trung các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, mà vì những thay đổi trong cấu trúc an ninh tại đây sau sự kiện khủng bố 11/9/2001. Trước kia an ninh thường được hiểu theo nghĩa truyền thống, đó là an ninh quốc gia được bảo đảm bằng sức mạnh quân sự, và mối đe dọa lớn nhất đối với một nước là chiến tranh xâm lược từ bên ngoài, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Các liên minh quân sự hoặc các mối quan hệ đồng minh vì thế cũng hình thành để đối phó với những mối đe dọa đó. Một số diễn đàn và cơ chế an ninh tầm cỡ khu vực như APEC hay ARF đã giúp các nước xây dựng lòng tin và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn. Ở mức độ nhất định, các cơ chế này đã phát huy được vai trò của mình.

Tuy nhiên, những năm gần đây, an ninh phi truyền thống nổi lên thành thách thức lớn đối với các quốc gia trong vùng. Mặc dù không phải là mối đe dọa mới, nhưng tính phức tạp và hậu quả do chúng gây ra khiến tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương, dù lớn hay nhỏ, đều phải tập trung giải quyết. Những thách thức này có thể được chia thành hai loại chính: (i) Do con người gây ra: khủng bố, cướp biển, di cư bất hợp pháp, buôn bán người, buôn lậu ma tuý, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (tội phạm kinh tế, tội phạm trên mạng internet...), khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên (xuống cấp nghiêm trọng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên); và (ii) Do thiên nhiên: thảm họa thiên nhiên (động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, lở đất...), các bệnh dịch (cúm gia cầm, lở mồm long móng, SARS, HIV/AIDS...)...

 
Số 3 (86)

Về cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương

On the Asia-Pacific Security Structures

Trong năm 2010 và đầu năm 2011, cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những biến động mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc tới quan hệ quốc tế ở khu vực và chính sách đối ngoại của các nước. Sự thay đổi trong tương quan lực lượng và quan hệ các nước lớn, trong bối cảnh sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung Quốc và cách hành xử quyết đoán của nước này là những động lực chính thúc đẩy sự tiến hóa của cấu trúc khu vực. Sự định hình cấu trúc an ninh khu vực mới đem lại những thách thức to lớn cho các nước vừa và nhỏ trong sự nghiệp bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực để tập trung phát triển kinh tế. Cấu trúc khu vực mới cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương. Bài viết này sẽ phác họa những đường nét khái quát của hình thái cấu trúc an ninh khu vực đang định hình ở châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời nêu một số nhận định về triển vọng vai trò vị trí, định hướng đối ngoại của ASEAN trong cấu trúc khu vực mới.

Số 2 (81)

Vị thế của Việt Nam trong xu hướng đa cực hóa ở Đông Á

Vietnam’s Position in the Polarization of East Asia

Nhận diện Việt Nam hiện nay đang ở đâu, có vị trí như thế nào trong trật tự thế giới nói chung và Đông Á nói riêng, nhất là trong thập kỷ tới là việc làm rất khó. Tuy nhiên, trước đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, đặc biệt là trong công tác hoạch định chiến lược phát triển đất nước, trong đó có chính sách đối ngoại, thì cần phải sớm xác định một cách khách quan chỗ đứng và vị thế Việt Nam trong một thế giới đang biến động mạnh mẽ, đầy bất trắc. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn về vị thế của Việt Nam trong trật tự Đông Á, trong đó đề cập nhiều đến nguồn “tài nguyên địa chính trị” đang lên của đất nước.

Số 1 (44)

Đối thoại Nhật Bản - ASEAN: Hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday342
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1114
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5882
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297194

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla