Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Á

*Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phân tích và tranh luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hầu hết những phân tích và tranh luận này đều nói về sự trỗi dậy về mặt kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc về mặt kinh tế, kéo theo nó là sự gia tăng sức mạnh quân sự một cách mạnh mẽ. Nói theo một cách khác, phần “sức mạnh cứng” của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Nhưng bên cạnh đó, có một phần sức mạnh quan trọng khác của Trung Quốc cũng đang gia tăng một cách ấn tượng, không chỉ ở châu Á, mà trong chừng mực nào đó, còn đo được trên toàn thế giới. Đó chính là “sức mạnh mềm”.

Khái niệm về “sức mạnh” hay “quyền lực” được đề cập trong các tác phẩm khác nhau của Hans J. Morgenthau, Klaus Knorr và Ray Cline. Đến đầu thập niên 1990, khái niệm “sức mạnh mềm” được học giả Mỹ Joseph Nye đưa ra và phát triển trong cuốn sách Soft Power: The means to Success in the World Politics (Sức mạnh mềm: Công cụ thành công trong Chính trị thế giới). Nye cho rằng “sức mạnh mềm là khả năng đạt được điều mà bạn muốn thông qua sức hấp dẫn chứ không phải thông qua ép buộc hay mua chuộc” và “sức mạnh mềm xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia”. Joshua Goldstein cũng cho rằng, “sức mạnh mềm” là loại sức mạnh “có thể dễ dàng gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc gia khác mà không cần phải sử dụng đến các loại sức mạnh có thể đong đếm được”.

Trung Quốc giờ đây đang tận dụng sự “hấp dẫn” của mình để gây ảnh hưởng lên các nước châu Á. Hiện nay, các học giả Trung Quốc cũng coi các thành tố “mềm” là một lựa chọn chiến lược phục vụ cho chiến lược “phát triển hòa bình” của nước này.

Việc Trung Quốc thúc đẩy sự phát triển “sức mạnh mềm” ra các nước láng giềng là một thực tế. Nhưng đâu là lý do để Trung Quốc thúc đẩy chính sách này, đặc biệt là ở châu Á? Bài viết sẽ điểm qua những khía cạnh của sức mạnh mềm của Trung Quốc và tìm hiểu liệu “sức mạnh mềm” có là một yếu tố quan trọng trong chiến lược “phát triển hòa bình” của Trung Quốc.

 

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday610
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1853
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6621
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297933

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla