Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Đặng Xuân Thanh

TS.

Cục diện an ninh Biển Đông biến động bất thường do tranh chấp chủ quyền gần đây đã bị đẩy lên một cấp độ nghiêm trọng mới. Ranh giới pháp lý trên biển bị phủ nhận, các cơ chế duy trì an ninh tỏ ra kém hiệu quả, cán cân quyền lực tại vùng biển này trở nên bấp bênh, đe dọa xói mòn các cân bằng chiến lược then chốt khác trên toàn vành đai Tây Thái Bình Dương. Bài viết này không trình bày lại diễn biến tình hình, mà chủ yếu tập trung phân tích cấu trúc tình huống chiến lược tại Biển Đông, từ đó đưa ra dự báo ngắn hạn và triển vọng dài hạn cho cục diện tình hình ở vùng biển phức tạp này

Giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ và Chiến tranh lạnh kết thúc thường được nhiều người đồng nhất với “khoảnh khắc đơn cực” của Mỹ. Trên thực tế, thập niên 1990-2000 là một trong những thời kỳ hiếm hoi Mỹ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và kéo dài nhất, đồng thời theo đuổi đường lối đối ngoại đa phương và ôn hoà hiếm có. Một mặt, đây là giai đoạn Mỹ giảm mạnh chi phí quân sự (từ mức 430 tỷ USD vào cuối thập niên 1980 xuống mức 300 tỷ USD vào giữa thập niên 1990). Các chiến dịch quân sự của Mỹ trong thời kỳ này đều hạn chế về quy mô và thời gian. Việc bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cũng được thực hiện vào giai đoạn này. Mặt khác, Mỹ dựa chủ yếu vào các định chế quốc tế trong việc duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Liên Hợp Quốc (LHQ) được đề cao, GATT nâng cấp thành WTO, WB và IMF có quyền lực lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. Tất cả những điều này đã giúp thế giới “hạ cánh mềm” sau sự sụp đổ của trật tự đối đầu lưỡng cực kéo dài 55 năm. Chiến lược An ninh quốc gia “Can dự và Mở rộng” của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đầy tham vọng nhưng nhìn chung không đưa tới căng thẳng lớn trên thế giới...



Trong kho tàng cổ tích Việt Nam đồ sộ, truyện Cây khế chiếm vị trí khá khiêm tốn. Không éo le như Thạch Sanh, Tấm Cám, cũng không hoành tráng như Thánh Gióng, Nỏ Thần, Cây khế có cốt truyện dân dã, giáo huấn thứ triết lý “ở hiền, gặp lành” quen thuộc. Điều gây kinh ngạc là, dưới lớp vỏ ngoài bình dị ấy ẩn chứa nhiều vấn đề hết sức sâu sắc nếu được xem xét từ góc độ kinh tế học thể chế.

Cấu trúc câu truyện rõ ràng là một chuỗi gồm bốn giao dịch nối tiếp nhau, trong đó luân chuyển một thứ tài sản tầm thường - cây khế và hoa lợi từ nó: 1) Chia thừa kế (trong đó có cây khế) giữa hai anh em; 2) Trao đổi vàng - khế giữa chim đại bàng và người em; 3) Chuyển nhượng cây khế giữa người em và người anh; 4) Trao đổi khế - vàng giữa người anh và con chim. Tuy nhiên về cấu trúc giao dịch lại có thể phân thành hai nhóm khác nhau: các giao dịch thứ nhất và thứ ba là các hợp đồng nội địa (cùng giữa hai anh em, cùng về tài sản, cùng có khuôn khổ chính thức); các giao dịch thứ hai và thứ tư là các hợp đồng xuất khẩu (cùng giữa người và chim, cùng đổi vàng lấy khế, cùng phi chính thức).

Bài viết dưới đây phân tích cấu trúc đa cân bằng (multi-equilibrium) và rẽ nhánh (bifurcation) phức tạp của các giao dịch kinh tế trong những môi trường thể chế đặc thù, cho thấy ảnh hưởng sâu rộng của thương mại quốc tế đến trật tự kinh tế - xã hội trong nước.



Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday364
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1136
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5904
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297216

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla