Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

40 năm đã trôi qua kể từ khi ASEAN ra đời ngày 8 tháng 8 năm 1967. Thông qua các chương trình hợp tác, các mối liên kết giữa các nước thành viên ASEAN và hợp tác giữa ASEAN với bên ngoài đã không ngừng được thúc đẩy. Bài viết sẽ đánh giá sơ bộ kết quả hợp tác ASEAN sau chặng đường 40 năm tồn tại và phát triển; phân tích những thách thức, trở ngại đặt ra đối với sự phát triển của ASEAN trong thời gian tới cũng như đề xuất những hướng giải quyết.

Liên kết quốc tế là một trạng thái mô tả mức độ bền chặt trong quan hệ giữa các quốc gia, thể hiện sự giao lưu giữa các chủ thể, và hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau. Một liên kết bị coi là lỏng lẻo khi cơ chế hợp tác còn trong giai đoạn hoàn thiện và các chế tài chưa mang tính ràng buộc luật pháp. Một liên kết được coi là sâu khi các bên tham gia liên kết có chung lợi ích căn bản, có các cơ chế quốc tế (giữa các nước thành viên với nhau hoặc tuân theo các quy định quốc tế chung) ràng buộc chặt chẽ mối quan hệ hợp tác đó, và trong mỗi quốc gia có các cơ chế đảm bảo thúc đẩy liên kết vì lợi ích của các bên liên quan.

Quá trình liên kết khu vực trên thực tế đòi hỏi sự tham gia của các quốc gia trong khu vực. Do vậy, nếu khu vực hóa là một quá trình thì liên kết là kết quả cao của quá trình đó. Ở một trình độ nhất định, liên kết được gọi là hội nhập. Làn sóng khu vực hóa với sự nở rộ các sáng kiến thúc đẩy hội nhập khu vực từ cuối những năm 1980 đến sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc đã phát triển mạnh mẽ thành các liên kết khu vực từ cấp độ thấp đến cấp độ cao.

Cùng với xu thế phát triển các liên kết kinh tế, khu vực Đông Á-Thái Bình Dương từ những năm 1990 của thế kỷ 20 đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của rất nhiều liên kết an ninh-chính trị, hệ quả của việc chiến tranh Lạnh kết thúc và hòa bình, hợp tác để phát triển trở thành xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế.

Để đẩy nhanh các nỗ lực thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Phi-líp-pin, tháng 1/2007 đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng ASEAN từ 2020 xuống 2015. Tiếp theo đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (Xinh-ga-po), tháng 11/2007, các nước ASEAN đã quyết định soạn thảo Kế hoạch tổng thể (Blueprints) cho trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), tiếp nối Chương trình hành động Viên-chăn (VAP), thực hiện cho giai đoạn 2009-2015. Bài viết này sau khi giới thiệu kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC sẽ phân tích triển vọng của ASCC, đặc biệt là giai đoạn sau năm 2015.

Ngày 8/11/2020, Mi-an-ma tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lần thứ ba trong vòng 60 năm qua. Cuộc Tổng tuyển cử lần này tiếp tục ghi nhận thắng lợi áp đảo của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Điều này khẳng định sự lựa chọn cũng như mong muốn của người dân Mi-an-ma về một nền dân chủ lâu dài. Tuy nhiên, tiến trình dân chủ ở Mi-an-ma luôn đi liền với tiến trình hòa bình và bị chi phối bởi nhiều vấn đề, nên rất phức tạp. Chính phủ của Đảng NLD sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, nhân dân, các đảng phái chính trị, quân đội, các lực lượng vũ trang dân tộc thiểu số và các nhóm xã hội dân sự, với lòng yêu nước và tự hào dân tộc sẽ giúp đất nước Mi-an-ma vượt qua các trở ngại.

Ở tuổi 55, một Cộng đồng ASEAN đã hình thành, các liên kết về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá và xã hội tiếp tục được củng cố, mang lại cho các nước thành viên và khu vực nhiều lợi ích to lớn và thiết thực. Từ nay đến năm 2025, để đưa liên kết và hội nhập lên mức độ cao hơn, ASEAN cần thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong tiến trình xây dựng cộng đồng và liên kết khu vực. Hướng tới Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, các nước thành viên cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, tin tưởng hơn vào giá trị của ASEAN, tiếp tục gắn bó và phấn đấu vì những mục tiêu chung, hướng tới một Cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích cho các nước thành viên mà còn tham gia đóng góp tích cực ở cấp độ toàn cầu, góp phần nâng cao hơn nữa hình ảnh, uy tín và vị thế quốc tế của ASEAN, từ đó duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương và rộng lớn hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

From the very start, the political-security cooperation within the ASEAN countries and between the group and its partners were strengthened in all aspects. This reaped a wide range of significant results, building dialogues, promoting confidence, and practically contributing to the enhancement of regional peace, security, stability and cooperation as well as to effectively coping with emerging challenges, both traditional and non-traditional security. However, the ASEAN capacity over the regional disputes in general and the East Sea (the South China Sea) disputes in particular is still limited. The question of the ASEAN role over these disputes in the context of the ASEAN Political-Security Community that will come into reality by the end of this year needs to be answered.

By initiatively hosting the Sunnylands Summit, in February 2016, President Obama’s administration wants to emphasize the importance of Southeast Asia to the US. Major factors account for the increasing attention of the US to ASEAN countries. As for them, ASEAN countries have also gained many benefits at the meeting. At the Summit, ASEAN leaders and the US established the principles and itinerary for cooperation and mutual development between the US and ASEAN toward 2020 and beyond. There is room for improving the US-ASEAN relations during the past years and the years to come. However, challenges remain so both sides, the US and ASEAN, need to commit themselves to the partnership and create a positive setting for more intensive US-ASEAN dialogues.

At the age of 55, ASEAN Community has been formed. Political, security, economic, cultural and social links continue to be consolidated, bringing about tangible benefits to member countries and the region. To raise the connectivity and integration to a higher level by 2025, ASEAN needs to show stronger commitment and determination. Particularly, member countries need to strengthen solidarity and unity, further promote ASEAN's values, and strive for the common goal of building an ASEAN Community that not only serves for members' interests but also contributes actively at the global level. Such a Community would help further improve the image, prestige and international position of ASEAN as a regional organization, maintaining ASEAN centrality in regional architecture in the Asia-Pacific and broader Indo-Pacific.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday376
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1148
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5916
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297228

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla