Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Hùng Sơn

Hiến chương ASEAN được ký năm 2007 và thông qua năm 2008, là một văn kiện lịch sử của ASEAN, và là một trong những mốc phát triển quan trọng của tổ chức này. Hiến chương ASEAN đặc biệt có ý nghĩa và có ảnh hưởng lớn tới tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vì nó tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời tạo ra một khuôn khổ thể chế và bộ máy tổ chức ASEAN mới phù hợp hơn với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là một trong những bài học lớn và xuyên suốt nhất của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã chỉ rõ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế là một trong năm bài học lớn của cách mạng nước ta, đồng thời nhận định: “Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên”.

i viết này sẽ nhìn lại vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại gắn liền với bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn, phân tích sự vận dụng một cách sáng tạo phương châm nói trên trong từng hoàn cảnh, từng thời kỳ của công cuộc cách mạng của dân tộc, phân tích những vấn đề mới của đất nước và môi trường quốc tế trong tình hình hiện nay, qua đó kiến nghị những yêu cầu mới về nhận thức và tư duy đối với vấn đề Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong giai đoạn hiện nay và một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng phương châm này trong thực tiễn.

 

Trong bối cảnh ASEAN đang dành ưu tiên cho việc gấp rút triển khai các chương trình hành động chung nhằm hoàn tất kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, theo đó mọi thành viên ASEAN đều bình đẳng và có nghĩa vụ đóng góp như nhau vào tiến trình xây dựng Cộng đồng này, việc thúc đẩy nâng tầm quan hệ đối tác song phương giữa Việt Nam với một số nước thành viên chọn lọc nên được triển khai để các nước thấy rằng Việt Nam tiếp tục đóng góp một cách tích cực và có trách nhiệm trong việc củng cố sự đoàn kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Bài viết này nêu lên một vài suy nghĩ cá nhân xung quanh chủ đề này.

Chính sách đối ngoại của mỗi một quốc gia đều nhằm ba mục tiêu chính, đó là chính trị - an ninh, kinh tế - phát triển, tăng cường vị thế và ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế. Việc Việt Nam gia nhập TPP, một quyết định hội nhập quan trọng, cũng có các tác động tương ứng tới cả ba mục tiêu trên của Việt Nam. Đã có nhiều phân tích về các tác động kinh tế, thương mại của việc Việt Nam gia nhập TPP, do bản chất của TPP là một Hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, do khả năng tác động kinh tế, thương mại to lớn của TPP đối với các nước thành viên, nhiều quốc gia còn nhìn nhận TPP như một công cụ chính trị, ngoại giao quan trọng nhằm tập hợp lực lượng và tạo dựng ảnh hưởng lâu dài ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính sách của các quốc gia đối với TPP và đối với nhiều vấn đề khu vực khác, chịu ảnh hưởng khá lớn bởi các tính toán chính trị đằng sau việc tham gia TPP. Bài viết này, do vậy, sẽ tập trung phân tích các tác động chính trị - an ninh, tác động về vị thế và ảnh hưởng của TPP đối với Việt Nam và ASEAN.

Bài viết đánh g quá trình phát triển của vấn đ Biển Đông” trong 10 năm qua và nhng thay đổi trong cách hiu, nhận thc và vai t của ASEAN trong vấn đ Bin Đông. Vấn đ Biển Đông đã biến đi c v lượng chất, tr nên phức tp đa tầng nấc hơn. Vấn đề Biển Đông ý nghĩa khác nhau đối vi các quốc gia khác nhau vào từng thời đim khác nhau. Bài viết cho rằng nhận thức của ASEAN trong vấn đ Biển Đông đã thay đổi t việc coi Bin Đông là tranh chấp lãnh thổ ch liên quan đến một số bên yêu sách, đến việc coi đây là vấn đ an ninh trung tâm gắn lin với s tồn ti của ASEAN, đây là đng lực chính dn đến sự thay đổi trong thái độ chính sách của ASEAN đối với vấn đ Biển Đông trong 10 năm qua. Từ thái đ ph nhận chuyển sang phản ứng phần th đng gần đây chuyển sang chủ động hơn. Bài viết cũng cho rằng vn đề Biển Đông cũng đã tạo ra sức ép nht định giúp ASEAN khai thông một số điểm nghẽn v thể chế, thúc đẩy ASEAN thích ứng tốt hơn với thực trạng địa chính tr mi năng lc quản lý môi trưng an ninh khu vực tt hơn.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday308
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1080
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5848
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297160

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla