Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024
Số 2 (69)

Chính quyền Bush và những thách thức từ Đông Bắc Á

The Bush’s Administration and Challenges from Northeast Asia.

Thời kỳ Chiến tranh lạnh, khu vực Đông Bắc Á là một trong những trọng điểm chính sách an ninh của Mỹ. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng Đông Bắc Á vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ hậu quả của nó, đồng thời những diễn biến mới về an ninh-chính trị trong khu vực ngày càng có khả năng trở thành thách thức đe dọa lợi ích của Mỹ ở địa bàn này. Cũng trong thời gian đó, tình hình an ninh-chính trị quốc tế nói chung và ở Đông Bắc Á nói riêng có nhiều biến đổi, đặc biệt xuất hiện những thách thức mới đối với Mỹ. Đáng chú ý là sự trỗi dậy của Trung Quốc trên nhiều phương diện - làm gia tăng ảnh hưởng của cường quốc này trong khu vực và cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên - gây quan ngại lớn cho vấn đề an ninh của Mỹ cũng như các đồng minh của Mỹ. Ngay cả các đồng minh truyền thống cũng có vấn đề trong quan hệ với Mỹ. Vậy chính quyền của Tổng thống George Bush (2001-2008), chính quyền đầu tiên khi nước Mỹ bước vào thế kỷ 21, nhìn nhận những thách thức này như thế nào và có những đối sách gì để duy trì ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của Mỹ trong khu vực? Đó là những nội dung chính mà bài viết này sẽ đề cập...

Số 2 (45)

Chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Á

New Regionalism in East Asia

Số 2 (73)

Hợp tác Việt Nam - Niu Di-lân tại các thể chế đa phương: ASEAN, Đông Á và Liên Hợp Quốc

Vietnam-New Zealand Cooperation at Multilateral Forums: ASEAN, East Asian Summit and the United Nations.

James Kember**


***Niu Di-lân là một trong những thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) đi đầu trong việc ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Bảo an LHQ - nhiệm kỳ bắt đầu từ tháng 1 năm nay. Điều này có đáng ngạc nhiên hay đó là hợp lý vì Việt Nam đang được nhìn nhận là một thành viên ngày càng tích cực trên sân khấu an ninh-chính trị toàn cầu? Điều gì tạo nên niềm tin ở Niu Di-lân về khả năng đóng góp của Việt Nam với tư cách một đối tác khu vực và toàn cầu? Nguồn gốc và cơ sở của niềm tin đó là gì?..

 
Số 4 (63)

Kiến tạo bản sắc Đông Á

The construction of an East Asian Identity

Chủ nghĩa khu vực Đông Á đã trải qua một chặng đường phát triển tương đối lâu dài,[1] được thể chế hóa với sự ra đời của cơ chế ASEAN+3 tháng 11/1997 và Hội nghị Cấp cao Đông Á đầu tiên tại Kuala Lumpur tháng 12/2005. Theo Báo cáo của Nhóm Tầm nhìn Đông Á, mục tiêu, viễn cảnh của hợp tác khu vực ở Đông Á là "một Cộng đồng Đông Á chân thực (bona fide), vì hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ".[2] Tuy mới đang trong thời kỳ định hình, nhưng có thể hình dung mô hình Cộng đồng Đông Á (EAC) tương lai dựa vào các cơ sở kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa của khu vực Đông Á hiện nay.

Số 4 (79)

Sự nổi lên của Trung Quốc trong tương quan quyền lực với Mỹ và Nhật Bản ở Đông Á

China’s Rise and the Balance of Force with the US and Japan in East Asia

Sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc như một cường quốc chính trị, kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỷ 21 đang làm thay đổi nhanh chóng môi trường địa chính trị và trật tự châu á, đặc biệt là ở Đông á, trong đó lấy Trung Quốc làm trung tâm. Điều này đang thu hẹp tầm ảnh hưởng của nhiều nước lớn khác, trước hết là Mỹ và Nhật Bản. Những biến đổi này đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới đối với hợp tác và phát triển của khu vực. Bài biết này bước đầu phân tích sự thay đổi trong tương quan quyền lực tại Đông á giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên các mặt, từ kinh tế đến chính trị, quân sự và an ninh, đồng thời đưa ra một vài nhận xét về hệ quả của quá trình này.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday74
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week231
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3962
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295274

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla