Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Hồng Thao

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km (trong đó có khoảng 300km đường biên giới theo sông, suối). tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc. Cụ thể: tỉnh Lai Châu: 294,52km (trong đó 214,00km biên giới trên đất liền, 80,52km biên giới theo sông suối); sau khi tách tỉnh, đã bàn giao 38,5km đường biên giới Việt - Trung cho tỉnh Điện Biên; tỉnh Lào Cai: 183,12km (48,41km biên giới trên đất liền, 134,71km biên giới theo sông suối); tỉnh Hà Giang: 271,40km (241km biên giới trên đất liền, 30km biên giới theo sông suối); tỉnh Cao Bằng: 323,15km (trong đó 289,02km biên giới trên đất liền, 34,13km biên giới theo sông suối); tỉnh Lạng Sơn: 223km (trong đó 216,12km biên giới trên đất liền; 6,89km biên giới theo sông suối); tỉnh Quảng Ninh: 111,27km (trong đó 28,60km biên giới trên đất liền; 82,67km biên giới theo sông suối - chưa tính đoạn biên giới từ cửa sông Bắc Luân đến giới điểm 62)...

Biển Đông từ lâu được xem là một trong những nguồn gốc chính của căng thẳng và bất ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có nhiều nhân tố dẫn đến thực trạng đó. Thứ nhất, vị trí địa chiến lược của biển Đông. Nhân tố nữa là những tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như đối với các khu vực hàng hải tại biển Đông. Nhân tố thứ ba là cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này. Nhân tố thứ tư là sự phát triển của Luật Biển.

Biển Đông là một trong những biển nửa kín lớn nhất trên thê giới với diện tích 648.000 hải lý vuông, lớn gấp hai lần biển Hoa Đông. Biển Đông có nhiều đường hàng hải quan trọng chạy qua, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hơn một nửa vận tải hàng hải thế giới (về khối lượng) được chuyển qua biển Đông mỗi năm, đặc biệt là qua eo biển Malacca, eo biển đông đúc thứ hai trên thế giới. Một phần vận tải dầu bằng đường biển từ Trung Đông và châu Phi đi Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc được đưa qua vùng này.Tầm quan trọng của biển Đông có thể nhận thấy rất rõ khi tính đến yếu tố 90% ngoại thương của Trung Quốc là qua đường biển. Với các quốc gia vận tải biển đường dài quan trọng khác như Mỹ, Ấn Độ và Úc, duy trì tự do hàng hải của các tàu vận tải thương mại và tàu chiến tại biển Đông là điều đáng quan tâm. Nếu các đường vận tải hàng hải bị gián đoạn do xung đột vũ trang tại Trường Sa - khu vực biển Đông, hậu quả của các tranh chấp lãnh thổ hoặc tranh chấp quyền tài phán, thì lúc đó quyền lợi kinh tế của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm cả Mỹ sẽ bị ảnh hưởng...



Gần đây dư luận đang ngày càng quan tâm về những hành động của Trung Quốc trên biển Đông. Các hoạt động này rộ lên từ đầu năm 2009, bắt đầu từ vụ đụng độ tàu Mỹ và Trung Quốc ngày 8/3 trên biển Đông, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc từ ngày 16/5/2009, tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống biển Đông, đề xuất của hải quân Trung Quốc phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong biển Đông trong năm 2009. Nhưng gây quan ngại nhiều nhất chính là việc ngày 7/5/2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên Liên Hợp Quốc bản đồ thể hiện đường lưỡi bò (hay còn gọi là đường chữ U, đường đứt khúc 9 đoạn) trên biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó. 

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the sea - UNCLOS 1982) đã có hiệu lực được 15 năm (1994 - 2009). Theo các điều khoản của UNCLOS 1982, mỗi quốc gia ven biển có quyền có lãnh hải 12 hải lý, đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Điều 76, khoản 8 của UNCLOS 1982 quy định: “Quốc gia ven biển (QGVB) thông báo những thông tin về các ranh giới thềm lục địa của mình, khi thềm lục địa đó mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng về địa lý. Ủy ban gửi cho các QGVB những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ. Các ranh giới do một quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt khoát và có tính chất bắt buộc”. Thời hạn trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa (Committee on the Limits of Continental Shelves – CLCS) là 10 năm kể từ ngày Công ước UNCLOS 1982 có hiệu lực với quốc gia thành viên (Phụ lục II, điều 4 UNCLOS). Tuy nhiên thời hạn cuối cùng đối với các quốc gia ven biển thành viên của Công ước đã được ấn định là ngày 13/5/2009 bằng Quyết định ngày 29/5/2001 (SPLOS/72) được thông qua trong phiên họp lần thứ 11 của các quốc gia thành viên Công ước Luật biển. Tới ngày đó các quốc gia phải lựa chọn một trong ba khả năng: 1. Trình hồ sơ cuối cùng về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng ra ngoài 200 M tính từ đường cơ sở cho CLCS. Một quốc gia có thể trình hồ sơ toàn thể hay một phần. Quốc gia có thể trình một hoặc nhiều hồ sơ từng phần thay cho một hồ sơ toàn thể cho cả vùng biển. Hai hay nhiều quốc gia có thể trình chung một hồ sơ theo Mục 4 Phụ lục I Quy định thủ tục của Ủy ban CLCS; 2. Trình Tổng Thư ký các thông tin ban đầu về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng ra ngoài 200 hải lý và bản mô tả tình hình chuẩn bị, ngày dự kiến trình hồ sơ phù hợp với các yêu cầu của điều 76 của Công ước và với Quy định thủ tục và hướng dẫn khoa học và kỹ thuật của Ủy ban CLCS; 3. Bảo lưu các quyền của mình về thềm lục địa bằng cách phản đối các hồ sơ đã được trình. Quốc gia nào không tiến hành bất kỳ hành động nào nói trên sẽ được coi là không quan tâm tới việc mở rộng thềm lục địa ra ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở của họ.

 

Việc CNOOC Trung Quốc hạ đặt giàn khoan di động Haiyang Shiyou - Hải dương Thạch du - 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ đầu tháng 5/2014 đã gây ra những quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế và ASEAN về hòa bình, an ninh, ổn định tại Biển Đông. Tại sao Trung Quốc lại tiến hành những hoạt động bất chấp luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển vào thời điểm này? Tại sao Việt Nam kiềm chế không sử dụng biện pháp quân sự? Những hệ quả chính trị, pháp lý, kinh tế nào đối với hai nước? Giải pháp nào thích hợp cho giải quyết xung đột vào thời điểm này. Đó là những câu hỏi không chỉ người Việt Nam yêu nước mà rất nhiều bạn bè quốc tế trăn trở. Bài viết “Giàn khoan Hải dương 981: Ý đồ của Trung Quốc và hệ lụy” mong muốn được góp phần tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó từ góc độ của một nhà nghiên cứu.

 

Tháng 10/2013, Trung Quốc bắt đầu đưa ra sáng kiến phục hồi con đường tơ lụa trên biển nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại và nâng cao vai trò của Trung Quốc như một cơ hội đầu tư, nguồn vốn trong mắt các nước ASEAN, 2) mở rộng và liên kết hệ thống các cảng biển, 3) tăng cường vai trò các cộng đồng người Hoa tại nước ngoài và 4) tăng cường độ tin cậy giúp giảm những căng thẳng khu vực về tranh chấp lãnh thổ và những nhạy cảm lịch sử. Tuy nhiên các nước láng giềng lại nhìn nhận con đường tơ lụa trên biển trong tổng thể chiến lược tiến ra Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.Vậy con đường tơ lụa trên biển là gì? UNESCO và luật pháp quốc tế đã có những quy định gì và thái độ của Việt Nam cũng như các nước như thế nào. Đó là nội dung mà bài viết này muốn hướng đến.

Năm nay, Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) tròn 20 năm có hiệu lực (16/1/1994).Được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương LHQ, đây là văn bản pháp lý có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên.

The installation of the oil rig “Haiyang Shiyou - 981” by Chinese CNOOC inside the exclusive economic zone and on the continental shelf of Viet Nam since the beginning of May, 2014 has caused deep concern among the international community and ASEAN as it is posing a threat to international peace, security and stability in the East Sea. Why has China carried out those activities at the moment regardless of international law, the UN Convention on the Law of the Sea? Why does Viet Nam refrain from using military means in response? What are the political, legal, and economic consequences for the two countries? Which solutions to the conflict should be taken? These are the questions about which not only the Vietnamese people but many foreign friends are concerned. The article intended to contribute answers to these questions.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday374
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1146
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5914
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297226

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla