Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Lý thuyết và thực tiễn các tam giác phát triển ở Đông Nam Á: một vài gợi ý đối với sáng kiến "Một trục hai cánh"

“Một trục hai cánh” lần đầu tiên được Bí thư Đảng ủy Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc) Lưu Kỳ Bảo đưa ra tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng lần thứ nhất (20/7/2006). “Trục” là hành lang kinh tế Nam Ninh – Xinh-ga-po, “cánh” Tây là Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), “cánh” Đông là Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Trong các hợp phần của “Một trục hai cánh”, chỉ có cánh Đông là mới. Phần Trục và cánh Tây đã được các nước ASEAN nêu ra từ đầu những năm 1990 trong đó nhiều dự án hợp tác đã và đang được các nước ASEAN triển khai với sự hợp tác của các đối tác bên ngoài. Việc chính phủ trung ương Trung Quốc phân công cho Vân Nam thúc đẩy GMS, hỗ trợ và đầu tư cho cánh Đông đã nâng hợp tác khu vực này lên một tầm mới có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với những gì ASEAN đang làm trước đó.

Hợp tác trong khuôn khổ Một trục hai cánh mang dấu hiệu của hợp tác kinh tế theo hình mẫu “tam giác phát triển” mới và đang vận hành khá hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, tam giác phát triển dường như trở thành cách tiếp cận thích hợp đối với nghiên cứu về các dự án hợp tác kinh tế đa phương, trong đó có khuôn khổ Một trục hai cánh. Do vậy, bài báo này sẽ giới thiệu về mô hình tam giác phát triển, phân tích và đối chiếu các nhân tố đảm bảo thành công của các tam giác phát triển ở Đông Nam Á. Tiếp đó, bài viết giới thiệu mô hình Một trục hai cánh, và từ cách tiếp cận so sánh với tam giác phát triển sẽ nêu một số thách thức và các lĩnh vực cần giải quyết để mô hình Một trục hai cánh có thể hoạt động hiệu quả.

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday471
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1243
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6011
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297323

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla