Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tại sao Việt Nam chưa thể tận dụng vị trí mặt tiền bờ biển để trở thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông: Những bất lợi, bài học lịch sử và kế sách tương lai

Việt Nam là một quốc gia có vị trí trên bờ Biển Đông, bên rìa phía Tây của Thái Bình Dương. Hiện nay, khi tình hình Biển Đông đang gia tăng “sức nóng” một cách nhanh chóng, nguy cơ Việt Nam có thể bị cuốn vào xung đột vũ trang liên quan đến tranh chấp lãnh thổ là không nhỏ. Trong bối cảnh đó, việc đưa ra cách thức giải quyết khủng hoảng bằng những nỗ lực ngoại giao và quốc phòng trên cơ sở tham chiếu chính sách an ninh trên biển của các cường quốc có lợi ích tại khu vực là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, đó chỉ là những đối sách ngắn hạn và trung hạn nhằm giữ cho thế cục được cân bằng. Có một câu hỏi, hay đúng hơn là một câu chuyện dài cần phải được xem xét một cách nghiêm túc liên quan đến chính bản thân “người chơi” trong “ván cờ Biển Đông” rằng, liệu chúng ta đã thực sự hiểu hết về mình trong lúc phải đối đầu với đối thủ mạnh hơn và khí thế đang lên cao? Câu chuyện cần được xem xét một cách nghiêm túc ở đây là tại sao trong suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, chưa lúc nào ta có thể tận dụng được ưu thế ven biển để vươn lên thành một cường quốc tầm khu vực? Căn nguyên thực chất liên quan đến những nhân tố nào và đâu sẽ là lối ra cho tương lai của chúng ta?

Sẽ không có một cách lý giải nào hợp lý hơn nếu ta không vận dụng tư duy địa - chiến lược và đặc biệt chú trọng đến phương pháp lịch sử. Cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 - 1783” của A. F. Mahan ấn hành tại Việt Nam gần đây là một tài liệu tham khảo bổ ích, cung cấp một cách tiếp cận phù hợp cho biết nguyên nhân gia tăng sức mạnh hoặc sự đánh mất vai trò của các cường quốc trên biển. Trong cuốn sách của mình, Mahan đã nêu ra những thành tố tạo thành sức mạnh trên biển của các quốc gia có thể, bao gồm: (i) Vị trí địa lý; (ii) Điều kiện vật chất; (iii) Quy mô lãnh thổ; (iv) Quy mô dân số; (v) Đặc điểm dân tộc; (vi) Đặc điểm chính phủ. Và cho dù có thể tán đồng hoặc phê phán, nhưng không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà quan điểm của Mahan mang lại. Đó sẽ là lý lẽ tốt nhất nhằm dẫn dắt chúng ta thử đứng trên quan điểm cấu thành sức mạnh trên biển để tìm ra câu trả lời tại sao Việt Nam chưa thể tận dụng các nguồn lực đã có để trở thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông. Đó chính là mục đích của bài viết này.

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Trong số này

  1. Ngoại giao Việt Nam
  2. Vấn đề Biển Đông
  3. Các vấn đề Quốc tế
  4. Nghiên cứu trao đổi
  5. Thông tin - tư liệu

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday296
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1068
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5836
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297148

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla