Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Phạm Quốc Trụ

Bức tranh quan hệ ASEAN - Trung Quốc gần hai chục năm sau chiến tranh Lạnh nổi bật những mảng sáng với nhiều màu sắc, khá tương phản với quá khứ ảm đạm của hai thập kỷ trước. Chưa bao giờ ASEAN - Trung Quốc có được mối quan hệ gần gũi, hợp tác chặt chẽ và khá toàn diện như hiện nay. Bài viết này tập trung phân tích sự phát triển của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong thời gian kể từ khi kết thúc chiến tranh Lạnh đến nay trên các mặt chính trị, an ninh và kinh tế, các hạn chế tồn tại và các yếu tố quyết định sự phát triển đó. Trên cơ sở đó, bài viết dự đoán triển vọng quan hệ hai bên trong những năm tới và nêu một số đề xuất về biện pháp chính sách nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai bên.

Sau hơn hai thập kỷ tiến hành đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, dẫn đến những thay đổi to lớn cả về lượng lẫn về chất trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nền kinh tế và thị trường Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận của nền kinh tế và thị trường thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, Việt Nam cũng còn không ít hạn chế và phải đối mặt với nhiều thách thức. Để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không có lựa chọn nào tốt hơn là phải hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế là nền tảng và quá trình này sẽ ngày càng sâu rộng hơn trong những năm tới

Đề xuất bởi Hội đồng Tư vấn kinh doanh, ý tưởng về Khu vực Mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) đã dần dần được APEC chấp nhận như là một sự lựa chọn trong tương lai dài hạn và đang được nghiên cứu, thảo luận trên nhiều khía cạnh cụ thể, đặc biệt là các tác động của nó và các cách thức có thể biến sáng kiến này thành hiện thực. Mối quan tâm sâu rộng của APEC đối với tương lai của chính mình được đánh dấu bằng cả sự thống nhất lẫn sự chia rẽ về lợi ích và quan điểm trong quá trình thảo luận về FTAAP. 

Cùng với quá trình phát triển của xu thế toàn cầu hóa, sự tương tác giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng và cũng nảy sinh ngày càng nhiều vấn đề mà nỗ lực đơn lẻ của một nước hoặc một số nước không thể giải quyết nổi, cần phải có sự hợp tác của nhiều nước. Các thể chế quốc tế ra đời để bảo đảm sự hợp tác giữa các nước. Nền kinh tế toàn cầu hóa đòi hỏi có những thể chế quản trị toàn cầu phù hợp nhằm bảo đảm sự phát triển và các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia không rơi vào tình trạng hỗn loạn. Chính vì thiếu một thể chế quản trị toàn cầu đủ mạnh, nền kinh tế thế giới đã không thể tránh khỏi các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, trong số đó có thể kể đến cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây nhất (2008-2009). Trong nỗ lực đối phó với khủng hoảng và những vấn đề toàn cầu, G20 đã ra đời vào năm 1998, với thành viên gồm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy chỉ chiếm khoảng gần 10% của tổng số các nền kinh tế trên thế giới, song G20 lại bao gồm tới 2/3 dân số, 90 % GDP và hơn 80 % tổng giá trị thương mại của thế giới. Bài viết này sẽ tập trung xem xét quá trình hình thành và phát triển của G20, kết quả hoạt động và từ đó đánh giá vị trí, vai trò của nó trong quản trị kinh tế thế giới, các yếu tố hình thành sức mạnh cũng như những hạn chế, thách thức của diễn đàn này.

 

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.

Năm 2011 đã diễn ra nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi đáng kể cục diện thế giới và có tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế. Bài viết này nhìn lại tình hình thế giới năm 2011 với trọng tâm là phân tích những nét nổi bật của cục diện kinh tế, chính trị và an ninh trong năm qua và nêu dự báo triển vọng, xu hướng vận động của tình hình trong năm tới.
Về kinh tế, bài viết đưa ra cái nhìn ảm đạm khi kết nối các sự kiện kinh tế, tài chính ở châu Âu và Mỹ, thảm họa tự nhiên ở Nhật Bản, hỗn loạn ở Bắc Phi và Trung Đông cho đến vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới.
Về vấn đề chính trị - an ninh, bài viết chỉ ra sự suy giảm tương đối của sức mạnh Mỹ, những thay đổi của cán cân quyền lực trong quan hệ quốc tế và sự định fdhình của chủ nghĩa đa phương. Tác giả bài viết đặc biệt nhấn mạnh tới tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi tập trung sự cạnh tranh chiến lược rất mạnh mẽ giữa các cường quốc lớn…

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday418
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1190
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5958
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297270

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla