Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Lý Vân Anh

Trái đất của chúng ta đang đứng trước những nguy cơ to lớn về môi trường. Điều này không chỉ đến hôm nay cộng đồng quốc tế mới nhận ra. Ngay từ đầu năm 1969, trong một bản báo cáo trước Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hợp Quốc (LHQ), Tổng thư ký LHQ đã nhận định: “Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã xảy ra một cuộc khủng hoảng trên quy mô quốc tế liên quan đến tất cả các nước phát triển và đang phát triển - khủng hoảng về môi trường sống của con người. Rõ ràng nếu chiều hướng này còn tiếp tục, thì tương lai sự sống trên trái đất có thể bị đe dọa.” Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bắt đầu vào thế kỷ XVIII, môi trường của trái đất đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần trở nên cạn kiệt bởi sự khai thác ồ ạt của con người. Ngày nay, con người đang phải đối mặt với một loạt vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, sa mạc hoá, ô nhiễm biển, giảm đa dạng sinh học… Không chỉ đe doạ đến cuộc sống và sự phát triển của con người, những vấn đề môi trường còn dẫn tới nhiều dạng xung đột khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc như vấn đề an ninh, lãnh thổ gây ra bởi các làn sóng di cư, các cuộc chiến tranh kinh tế và tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời vào năm 1994, là sự kế thừa và phát triển của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) và cũng là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài trong suốt 8 năm (1987-1994). Với số lượng thành viên hiện nay là 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 97% tổng giá trị trao đổi thương mại toàn cầu, WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất và duy nhất trên thế giới được quyền đưa ra các quy tắc, luật lệ điều chỉnh quan hệ thương mại giữa hầu hết các quốc gia trên thế giới. Là một tổ chức thương mại thế giới, đương nhiên tôn chỉ hoạt động của tổ chức này là thúc đẩy thương mại tự do và công bằng giữa các thành viên. Điều này được thể hiện trong lời nói đầu của Hiệp định thành lập tổ chức: “giảm mạnh thuế quan và các trở ngại thương mại khác và hướng tới xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế”. Mặc dù vậy, trong quá trình theo đuổi mục tiêu tăng trưởng thông qua thương mại này, WTO vẫn cho phép các quốc gia được hưởng những ngoại lệ và miễn trừ, để họ có thể đảm bảo những lợi ích và mục tiêu phát triển khác, đôi khi đối lập với tăng trưởng thương mại như: an ninh quốc gia, sức khỏe người dân, môi trường, chống lại sự mất cân bằng trong phát triển. Điều này cũng nhất quán với mục tiêu hàng đầu mà Hiệp định thành lập WTO nêu ra trong lời nói đầu, đó là đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên, làm sao để đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu thương mại và những mục tiêu phi thương mại, để WTO không bị mất đi bản sắc là một tổ chức thương mại thế giới? Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Bởi đứng từ góc độ các quốc gia, lúc này hay lúc khác, mục tiêu này sẽ trội hơn mục tiêu kia, và họ đòi hỏi những luật lệ của WTO sẽ được giải thích theo hướng thuận lợi cho mình. Vậy đâu là cách tiếp cận của WTO trước câu hỏi đặt ra ở trên?

 

Tháng 12/2007, kết luận về vụ tranh chấp giữa Cộng đồng châu Âu (EC) và Bra-xin về một số biện pháp hạn chế thương mại của nước này đối với nhập khẩu lốp ô tô tái chế đã được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thông qua[1] (dưới đây gọi tắt là Bra-xin - lốp ô tô tái chế). Vụ tranh chấp này được các nước và giới luật gia quan tâm vì nhiều lẽ. Thứ nhất, đó là một tranh chấp trong đó biện pháp bảo vệ môi trường do một thành viên đang phát triển áp dụng bị khiếu kiện bởi một thành viên phát triển. Thứ hai, qua vụ tranh chấp này, WTO đã có một cách tiếp cận có lợi hơn với môi trường khi đưa ra những tiêu chí rõ ràng hơn trong việc xem xét ngoại lệ điều XX (b) của GATT. Thứ ba, tranh chấp này cho thấy nguy cơ tiềm tàng của những xung đột trong xét xử giữa một bên là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và một bên là các cơ chế tài phán khu vực. Cuối cùng, tranh chấp này đặt ra một loạt vấn đề mà DSB chưa giải quyết được, đó là xác định rõ mối quan hệ giữa chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương trong WTO, đặc biệt là sự tham gia của các nước thành viên đang phát triển vào những hình thức liên kết khu vực...

 

Vấn đề miễn trừ quốc gia là một trong những lĩnh vực còn nhiều tranh cãi trong luật pháp quốc tế và các quy tắc, thực tiễn đã có nhiều thay đổi theo thời gian. Trong lĩnh vực này, Luật quốc tế ban đầu phát triển chủ yếu dưới hình thức tập quán. Từ giữa thế kỷ 20, trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, các quốc gia bắt đầu xây dựng các Công ước quốc tế có quy định về các quyền miễn trừ, trong đó có miễn trừ tư pháp, góp phần từng bước pháp điển hóa tập quán quốc tế về lĩnh vực này.
Bài viết này chủ yếu tập trung vào phân tích những bước phát triển và nội dung của Luật quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp của cơ quan đại diện ngoại giao với tư cách là đại diện cao nhất của quốc gia tại quốc gia nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả cũng dành một phần mô tả về sự tiến triển và tình trạng hiện nay của Luật quốc tế về miễn trừ quốc gia nói chung, trong bối cảnh thực tiễn và quan điểm của các quốc gia về vấn đề này còn chưa thống nhất. Bài viết không đề cập tới vấn đề miễn trừ về mặt hình sự do vấn đề này về bản chất sẽ khác với những gì sẽ được phân tích trong bài viết.

Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích và đưa một số đánh giá về đề xuất mới nhất liên quan tới việc áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc nhằm hạn chế việc lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá, được thể hiện trong bài báo của tác giả Hans Mahncke. Trước đó, chúng ta sẽ cùng xem xét xu hướng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và những đề xuất cải cách từ trước đến nay đối với các quy định của WTO về chống bán phá giá.

20 năm sau khi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ra đời và
đi vào hoạt động, bên cạnh những ưu điểm và đổi mới so với cơ chế cũ
của GATT vốn trì trệ và kém hiệu quả, cơ chế mới của WTO dần bộc
lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là ở khâu thực thi các quyết định giải quyết
tranh chấp. Các vấn đề này làm suy giảm tính hiệu quả trong giải quyết
tranh chấp của WTO và đi ngược với mục tiêu ban đầu của cơ chế là
xây dựng một hệ thống WTO tuân thủ tốt luật lệ, thay vào đó là sự gia
tăng sức ép chính trị giữa các thành viên. Các nước nhỏ như Việt Nam
sẽ phải chịu bất lợi từ điều này do các luật lệ bị luật chơi của các nước
lớn lấn lướt. Bài viết này góp phần nêu bật những thách thức hiện nay
và đánh giá các tác động của chúng đối với Việt Nam nhằm giúp Việt
Nam nâng cao nhận thức về vấn đề và đề xuất quan điểm của Việt Nam
trong đàm phán WTO.

Quá trình toàn cầu hóa trong hai thập kỷ qua đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng các điều ước quốc tế (ĐƯQT) được ký kết ở nhiều cấp độ như song phương, khu vực và đa phương. Điều này dẫn đến khả năng xung đột không tránh khỏi giữa các ĐƯQT và đặt ra yêu cầu phải có giải pháp giải quyết các xung đột tiềm năng này. Bài viết này tập trung vào phân tích xung đột giữa các ĐƯQT với tư cách là nguồn cơ bản và phổ biến nhất của luật quốc tế và đặc biệt là các ĐƯQT đa phương. Trên cơ sở phân tích nguy cơ xung đột giữa các ĐƯQT, tác giả sẽ trình bày và bình luận về các giải pháp giải quyết xung đột được quy định trong Công ước Viên 1969, cũng như các giải pháp được các học giả đề xuất. Cuối cùng, bài viết phân tích luật Việt Nam về ĐƯQT và đưa ra một số khuyến nghị để đối phó với nguy cơ xung đột giữa các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên.

Trong thời gian gần đây, giá dầu trên thế giới liên tục tăng mạnh. Giá dầu thô lần lượt vượt qua các mức 62,47 USD/thùng (9/8/2005), 66,11 USD/thùng (12/8/2005) và 67 USD/thùng (12/8/2005). Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất kể từ năm 1980. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân của việc giá dầu tăng lên và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday386
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1158
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5926
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297238

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla