Lê Trung Kiên

Sau gần 1 năm kể từ ngày tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ, cho tới nay tỷ phú bất động sản, ngôi sao truyền hình thực tế Donald Trump là ứng cử viên duy nhất còn lại của đảng Cộng hòa tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Để góp phần lý giải cho những “điều dường như không thể” trở thành “có thể”, bài viết này sẽ đề cập tới quá trình trở thành ứng viên chính thức và duy nhất của đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016 này cũng như đưa ra dự đoán về khả năng trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ.

Từ sau Chiến tranh Lạnh, các nước đối tác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ tăng cường can dự vào tiểu vùng Mê Công nhằm tăng cường ảnh hưởng về chính trị và tìm kiếm lợi ích kinh tế. Bài báo này đánh giá về ý đồ của các nước đối tác này, cũng như nhìn lại việc triển khai can dự của từng nước tại tiểu vùng Mê Công, tập trung vào các cơ chế hợp tác đa phương Mê Công do các nước đối tác này thành lập. Trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ bối cảnh trên, bài báo này sẽ đưa ra một số yếu tố cần được cân nhắc trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam đối với các cơ chế hợp tác tại tiểu vùng Mê Công này.

Từ khóa: Mê Công, cơ chế hợp tác, can dự, nguồn lực phát triển, địa chính trị, gia tăng ảnh hưởng.

Từ sau Hội nghị Thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 1/2019 tại Davos, Thụy Sỹ, khái niệm Toàn cầu hóa 4.0 ngày càng được quan tâm. Với xu hướng và các đặc điểm mới, Toàn cầu hóa 4.0 đang đặt ra yêu cầu đòi hỏi các thể chế hợp tác đa phương phải có những cải tiến. Đứng trước các cơ hội và thách thức từ Toàn cầu hóa 4.0, hợp tác tiểu vùng Mê Công cần điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác và xem xét các phương thức hợp tác mới để thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa mới này. Trong bối cảnh đó, Việt nam có thể phát huy hơn nữa vai trò của thông qua việc đưa ra các sáng kiến hợp tác mới.

Since the World Economic Forum Annual Meeting on January 2019 in Davos, Switzerland, the concept of Globalization 4.0 has attracted increasing attention. The new trends and characteristics associated with Globalization 4.0 highlight the need for reform of multilateral cooperation mechanisms. Facing the opportunities and challenges posed by Globalization 4.0, the Mekong sub-region must update areas of cooperation and explore new cooperation modalities to keep up with this new trend of globalization. In this context, Viet Nam can further strengthen its role in the sub-region by proposing new cooperation initiatives.