Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Hà Hồng Hải

Trong thời gian qua, Biển Đông lại dậy sóng thu hút sự quan tâm và lo ngại của cộng đồng quốc tế nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Trước những động thái và hành động hết sức phi lý của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế như Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982) và các thỏa thuận khu vực như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC), tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng có nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang có quy mô lớn hơn những gì đã từng xảy ra trước đây. Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng của thế giới và ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TBD). Tình hình này đòi hỏi các quốc gia trong và ngoài khu vực có lợi ích chính đáng ở Biển Đông phải đóng vai trò tích cực trong việc quản lý và ngăn ngừa xung đột vũ trang xảy ra.

Bài viết dưới đây tập trung phân tích và lý giải những lý do tại sao In-đô-nê-xi-a lại trở thành một trong những quốc gia đóng vai trò tích cực trong việc tìm ra các biện pháp quản lý và ngăn ngừa xung đột ở khu vực Biển Đông không chỉ trong thời gian gần đây mà kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Vấn đề đặt ra là In-đô-nê-xi-a làm thế nào để có thể vừa đóng vai trò trung gian trong cuộc xung đột đòi hỏi chủ quyền lại vừa bảo vệ lợi ích quốc gia của mình ở Biển Đông trong tình hình mới? Có lợi ích chiến lược, chính trị và kinh tế lớn ở Biển Đông do vị trí địa-chiến lược của mình ở khu vực này, lập trường của In-đô-nê-xi-a về vấn đề Biển Đông là: Không tuyên bố đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi lãnh hải thông qua bản đồ đường gãy khúc chín đoạn (đường lưỡi bò) chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh nhóm đảo Natuna của In-đô-nê-xi-a, cho rằng giữa In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc không tồn tại tranh chấp lãnh hải vì Trung Quốc không phải là nước láng giềng trực tiếp của In-đô-nê-xi-a và khước từ đề nghị đàm phán của Trung Quốc về lãnh hải. Để bảo vệ những lợi ích của mình, In-đô-nê-xi-a đã và đang thực hiện một chính sách ngoại giao tích cực, năng động, thận trọng và đôi khi “lặng lẽ” để vừa bảo vệ lợi ích quốc gia, vừa để đạt được mục đích đóng vai trò trung gian trong cuộc tranh chấp này

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định mậu dịch tự do (FTA) lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của hai cường quốc kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba thế giới, chiếm 40% GDP và 1/3 thương mại toàn cầu. Thành viên tham gia Hiệp định này cũng rất đa dạng về dân số, diện tích đến tài nguyên thiên nhiên, thu nhập bình quân và trình độ phát triển kinh tế. Hiệp định này cũng được coi là một FTA “tiêu chuẩn cao”, “một FTA của thế kỷ 21”, là mẫu mực để xử lý các vấn đề thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế kỷ 21 với phạm vi rộng, mức độ cam kết cao. Hiệp định TPP cũng được coi là “người mở đường” cho việc tiến tới hình thành một FTA rộng lớn hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) với sự tham gia của cả 21 thành viên APEC, kể cả các nền kinh tế khác mong muốn tham gia. Đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định được kỳ vọng kết thúc vào cuối năm nay nhưng đích đến cuối cùng còn nhiều gian truân. Bài viết tập trung phân tích và đánh giá sự tham gia của hai nền kinh tế có sự khác biệt nổi bật là Mỹ và Việt Nam ở góc độ kinh tế - chính trị, nêu bật mục tiêu và lợi ích của Mỹ - một nhân tố quan trọng tham gia Hiệp định TPP - cũng như cơ hội cũng như thách thức mà Hiệp định này đặt ra cho Việt Nam, qua đó phân tích sự tương tác kinh tế Mỹ - Việt thông qua Hiệp định này.

Chính sách của một nước đối với một khu vực đều lấy lợi ích quốc gia làm căn cứ và chính sách của Mỹ đối với Biển Đông cũng không ngoại lệ. Lợi ích chiến lược của Mỹ ở Biển Đông đan xen nhau, từ tự do qua lại trên Biển Đông, duy trì khu vực ổn định đến quan hệ đồng minh chiến lược và lợi ích kinh tế trong quan hệ với các đối tác và khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển của Mỹ.

Sau Chiến tranh lạnh vào giữa những năm 90, khi tình hình Biển Đông có biến động do những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở khu vực, Mỹ đã công bố chính sách đối với Biển Đông, trong đó nêu rõ lập trường trung lập về mặt pháp lý đối với tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, nhưng thái độ đối với cuộc tranh chấp vẫn còn mơ hồ, đối sách chưa rõ ràng, động thái chưa đủ mạnh đối với tình hình căng thẳng ở Biển Đông lúc đó. Tuy nhiên, trước ý đồ độc chiếm Biển Đông ngày càng lộ rõ và những hành động leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc ở khu vực ngày càng quyết liệt, gần đây Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách Biển Đông để bảo vệ “lợi ích quốc gia” của mình. Bài viết cũng phân tích và đánh giá những nguyên nhân dẫn đến những điều chỉnh chính sách Biển Đông của Mỹ.

 

Việt Nam và In-đô-nê-xi-a cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, có quan hệ gần gũi do những nét tương đồng về lịch sử, địa lý, văn hóa, giao thương từ lâu đời. Những nét tương đồng đó đã gắn kết hai dân tộc trong quan hệ bạn bè truyền thống và nay trở thành quan hệ Đối tác chiến lược của nhau. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây vừa tròn 60 năm. Trong 60 năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tuy có lúc đi xuống, nhưng cuối cùng đạt tới đỉnh cao là quan hệ Đối tác chiến lược. Nhân dịp này, chúng ta hãy nhìn lại những nét lớn của mối quan hệ Việt Nam - In-đô-nê-xi-a phát triển qua từng giai đoạn, lúc thăng, lúc trầm, nhưng tình hữu nghị thủy chung và tình cảm cao đẹp mà nhân dân hai nước giành cho nhau vẫn là dòng chảy chính của mối quan hệ, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đương thời đã nói: “Nước xa mà lòng không xa, thật là bầu bạn, thật là anh em”.1 Bài viết cũng đánh giá triển vọng triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong tương lai.



1 Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân In-đô-nê-xi-a; website: http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1162-bac-h-va-t-ng-th-ng-indonesia.html.

Over the past years, the East Sea (internationally called the South China Sea) was stirred up, drawing attention not only from the regional countries but the international community as well. In face of extremely unreasonable tactics and acts by China regardless of international laws, including the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS 1982) and the regional agreements such as the Declaration on the Conduct by the Parties in the East Sea (DOC) signed in 2002 between ASEAN and China, the situation in the East Sea has become tense facing a possible danger of an armed conflict of an even larger scale as happened in the past. The East Sea would become one of the hotspots in the world as well as the Asia-Pacific region. This situation requires countries inside and outside the region with legitimate interests to play an active role in managing and preventing an armed clash from taking place.

This article focuses on analyzing and explaining the reasons why Indonesia has become one of the nations playing an active role in searching preventive measures to manage conflict in the East Sea not only at present but also since the end of the Cold War in the 1990s of the past century. The matter arises that how Indonesia could play an intermediate role in the territorial dispute, and at the same time, defends its national interests in the East Sea in the new situation? Coupled with great strategic, political and economic interests in the East Sea due to its geo-political location in this region, Indonesia’s position on the East Sea issue is not to claim sovereignty in the East Sea, oppose China’s claims of the sea waters through the nine-dotted lines (the ox’s tongue/U-shaped lines) overlapping Indonesia’s continental shelf and exclusive economic zone (EEZ) around its group of the Natuna islands; its view is that there exists no territorial dispute between Indonesia and China because China is not Indonesia’s direct neighbor, and it rejects China’s proposal to negotiate on territorial waters. With a view to protecting its interests, Indonesia has been implementing an active and dynamic, but cautious and sometimes “quiet”role in order to defend its national interests, and at the same time, achieve the objective of playing an intermediate role in this territorial dispute.

A country’s policy towards a region is usually based on its national interests and the US policy towards the East Sea (also called South China Sea) is no exception. The US interests in the East Sea are closely intertwined, ranging from freedom of navigation in the East Sea and maintenance of regional stability to the relationship of strategic allies, economic interests with various partners and exploitation of natural resources in service of development of the US.

In the aftermath of the Cold War in the mid-1990s, when the East Sea underwent fluctuations caused by China’s acts of tension, the US announced its policy towards the East Sea for the first time. The US policy articulated a neutral position on the legal merits toward the East Sea dispute; its attitude towards the dispute remained ambiguous, its policy unclear and its action not strong enough. However, in face of China’s move of monopolizing the whole East Sea becoming more and more visible and its escalated acts of tension more and more drastic, the US has recently made a number of adjustments in its East Sea policy to serve its “national interests”. The paper then proceeds to analyze and assess the causes leading to the adjustments in the US East Sea policy.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday374
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1146
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5914
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297226

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla