Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay: Thực trạng và tác động
Hơn 90 năm qua, kể từ khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921), hơn 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không hề thay đổi, đó là xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc số một, lãnh đạo thế giới. Từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh xây dựng “chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”, với nền tảng lý luận là kiên trì phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học, hài hòa Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) của Hồ Cẩm Đào. Và hiện nay Trung Quốc đã bổ sung lý luận về việc “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”, thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” với hai mục tiêu có tính tiêu chí của Tập Cận Bình. Đó là hai mục tiêu 100 năm: (i) Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921-2021) nhằm xây dựng xã hội khá giả toàn diện; và (ii) Kỷ niệm 100 năm thành lập nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) (1949-2049) xây dựng thành công nhà nước Trung Quốc hiện đại hóa XHCN, văn minh, dân chủ, giàu mạnh, hài hòa.[1] Trong bài viết này, tác giả sẽ đi sâu phân tích những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đất nước và những tác động của nó đến khu vực và thế giới.
Quan hệ Mỹ-Nga-Trung trong trật tự thế giới mới và đối sách của Nga
Mấy năm qua, thế giới đã chứng kiến những bất ổn và biến động khôn lường, từ khủng hoảng kinh tế đến bạo lực khủng bố, khủng hoảng di cư, ly khai biệt lập, đối đầu ngoại giao, an ninh quân sự với quy mô và cấp độ chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Rõ ràng, trật tự thế giới thay đổi sâu sắc, với xu hướng bất ổn ngày càng gia tăng. Trong đó, nổi bật lên sự cạnh tranh khốc liệt về chiến lược toàn cầu của tam giác Nga - Mỹ - Trung. Bài viết này sẽ cố gắng luận giải những đối sách của Nga trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc hiện nay.
Quản lý nhà nước trong xây dựng xã hội hài hoà ở Bắc Âu và gợi mở chính sách cho Việt Nam
Trong nhiều thập kỷ đã qua, mô hình phát triển Bắc Âu luôn đươc coi là mẫu mực, trong đó vai trò quản lý nhà nước là rất quan trọng. Bài viết này đi sâu phân tích vai trò quản lý nhà nước trong xây dựng xã hội hài hòa ở bốn nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy) và những nội dung về quản trị tốt, từ đó gợi mở chính sách cho Việt Nam.
Những bài viết được quan tâm nhất
-
ASEAN - con đường 30 năm201727 Lượt xem
-
Tính chất đan xen trong quan hệ quốc tế61083 Lượt xem
-
Phong cách dân tộc Mỹ và Nga trong đàm phán quốc tế53340 Lượt xem
-
Quan điểm chủ nghĩa hiện thực về quan hệ quốc tế44772 Lượt xem
-
Tiếp cận an ninh con người ở Đông Nam Á23062 Lượt xem
-
Những trang cần bổ sung vào lịch sử ngoại giao22770 Lượt xem
-
Một nước Mỹ mới sau bầu cử Tổng thống21762 Lượt xem
-
Bài phát biểu nhân dịp 41 năm thành lập ASEAN21067 Lượt xem
-
Hội nghị Pốt-xđam : Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc20684 Lượt xem
-
Trung Quốc năm 1993: Một số thành tựu và vấn đề20322 Lượt xem
Giỏ hàng
Giỏ hàng hiện đang trống.
|
|
Xem giỏ hàng |
Đăng nhập
Thống kê truy cập






![]() | Today | 69 |
![]() | Yesterday | 105 |
![]() | This week | 219 |
![]() | Last week | 492 |
![]() | This month | 1368 |
![]() | Last month | 2332 |
![]() | All days | 31258 |