Lê Đình Tĩnh

Với tầm quan trọng chiến lược cộng với những diễn biến gần đây đã biến khu vực Tiểu vùng sông Mê Công thành tâm điểm của dư luận và cộng đồng khu vực. Bài viết dưới đây dùng lăng kính của thuyết Hiện thực mới về các nhân tố cấu trúc trong hệ thống quốc tế, khu vực cũng như của hành vi của các quốc gia để phân tích sáng kiến hợp tác giữa Mỹ và các nước Hạ nguồn Mê Công. Việc lý giải bản chất và động cơ hợp tác giữa các bên liên quan, sử dụng các giả định căn bản của thuyết Hiện thực mới như cân bằng quyền lực, tăng cường ảnh hưởng, tranh thủ nguồn lực và nguy cơ bị hạn chế hành vi cho thấy phải chăng mô hình cân bằng của hợp tác giữa Mỹ - Hạ nguồn Mê Công đã vượt qua mô hình truyền thống theo quan điểm của thuyết Hiện thực mới, bao gồm cả các thách thức an ninh phi truyền thống? Mặt khác, thuyết Hiện thực mới cũng giải thích vì sao mức độ hợp tác hiện tại chỉ mới ở mức khiêm tốn, đồng thời dự báo về những khả năng phát triển (đột biến) của sáng kiến này trong một số tình huống cụ thể.

Đồ thị sức mạnh của Mỹ trong 20 năm qua có lúc đi lên nhưng nhìn chung giảm dần xuống một cách tương đối. Chính phủ Mỹ đang nợ người dân Mỹ và thế giới hàng chục nghìn tỷ đô la và do vậy không còn cách nào khác về dài hạn phải giảm giá đồng đô la, biểu tượng sức mạnh tài chính - tiền tệ Mỹ, để giảm áp lực nợ nần. Trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục khoảng 10%/năm trong vòng hai thập kỷ qua. Nhìn bề ngoài, dường như mọi nhận định sẽ cho rằng chính sách đối ngoại Mỹ phải tập trung ngăn chặn tình huống này, đồng thời đối phó với vô số những thách thức như chủ nghĩa khủng bố, tình hình Trung Đông, và nhiều điểm nóng khác trên thế giới. Trên thực tế và về lý thuyết, câu chuyện phức tạp hơn như vậy bởi động lực quyết định nội dung, tính chất của chính sách đối ngoại Mỹ dường như không bắt nguồn từ những thách thức đó.

Bài viết này sử dụng các giả định của thuyết Hiện thực mới để phân tích chính sách đối ngoại Mỹ trong giai đoạn từ 2008 đến nay, đồng thời, do các nhà hoạch định chính sách/học giả thường vận dụng một khung khái niệm nào đó để phân tích chính sách nên bài viết này còn có mục đích chứng minh mức độ phù hợp của các giả định này trong quá trình đó. Bài viết lấy trường hợp chính sách Trung Quốc của Chính quyền Obama làm ví dụ điển cứu.

Chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Chính quyền Obama ngày càng coi trọng vai trò của Đông Nam Á. Bài viết này cho rằng sự điều chỉnh đó bắt nguồn từ tầm quan trọng địa chiến lược đang tăng lên của khu vực, sự biến chuyển tương quan lực lượng và những lợi ích ngày càng mở rộng của Mỹ tại đây. Việc Chính quyền Obama đặt Đông Nam Á lên vị trí cao hơn chắc chắn có những tác động quan trọng đến tình hình an ninh khu vực hiện nay và thời gian tới. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả chứng minh vì sao Mỹ quan tâm hơn tới Đông Nam Á, điều chỉnh chiến lược của Mỹ bao gồm những nội dung nào và điều này tác động ra sao đến lựa chọn chính sách của các nước trong khu vực.

BienDong1

Mọi chính sách, quyết định tầm quốc gia đều nhằm đạt hiệu quả mong muốn và lâu dài. Xét từ yếu tố chủ quan, thành công phần lớn tùy thuộc vào những quyết sách/quyết định chiến lược. Trong khi đó, hoạch định và triển khai chính sách lại tùy thuộc một phần quan trọng vào lối tư duy, cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo cũng như đội ngũ tham mưu và bộ máy triển khai. Bài viết này cố gắng phân tích các khía cạnh chủ chốt về lý thuyết và thực tiễn của “tư duy chiến lược”, là điểm kết nối quan trọng và xuyên suốt của cả hai quá trình hoạch định và triển khai chính sách; từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới.

 

 

Từ khóa: Tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, ngoại giao Việt Nam, , “biên giới mềm”, tuyến phòng thủ đầu tiên, chiến lược “bất cân xứng”, quốc gia tầm trung

Một trong những bí quyết thành công của sự nghiệp Đổi mới và của ngoại giao Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay là không ngừng tìm tòi cái mới, tạo đột phá. Từ phá thế bao vây cấm vận tới hội nhập kinh tế và hội nhập quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã tự đổi mới tư duy, thích ứng, chủ động hòa giải thách thức, kiến tạo cơ hội. Thành công của ngoại giao Việt Nam trên cả hai bình diện song phương và đa phương bắt nguồn từ cách tiếp cận đó. Việt Nam trở thành một nước ngày càng tích cực đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới với thế và lực mới. Bài viết này cố gắng làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh ý tưởng cường quốc tầm trung cho Việt Nam sau năm 2030.

Constant search for new ways of thinking and arriving at breakthroughs has been instrumental to the success of Doi Moi and Viet Nam’s diplomacy since 1986. From the lifting of the embargo to economic and international integration, Viet Nam’s diplomacy has espoused renovations to tackle challenges and create opportunities. Viet Nam’s diplomacy achievements at both bilateral and multilateral levels give birth to the much-needed debate as to how Viet Nam can further enhance its role and capacity. This article thus attempts to clarify some of the theoretical and practical issues discernible to the idea of Viet Nam becoming a middle power in the post 2030 agenda.

National policies and decisions all aim at achieving long-term and desired outcomes. From a perspective, success largely depends on strategic choices. In turn, policy planning and implementation partly rely on leaders’ mindset and approaches, and those of advisors and staff. This paper attempts to analyze key theoretical and practical aspects of "strategic thinking", which serves as an important nexus between policy planning and implementation; based on the research findings, the author proposes a few of policy recommendations for Vietnam in the coming time.

Trong thời gian gần đây, giá dầu trên thế giới liên tục tăng mạnh. Giá dầu thô lần lượt vượt qua các mức 62,47 USD/thùng (9/8/2005), 66,11 USD/thùng (12/8/2005) và 67 USD/thùng (12/8/2005). Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất kể từ năm 1980. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân của việc giá dầu tăng lên và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới.