Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

RCEP: Cơ hội cho Việt Nam thời hậu TPP?

Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã tạo nên một bất ngờ lớn cho thế giới, tạo ra trở ngại đáng kể đối với việc hình thành của Hiệp định thương mại tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Tổng thống được bầu Donald Trump chính thức ký sắc lệnh để rút ra khỏi TPP ngày 23/1/2017. Việt Nam là nước được dự báo sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc tham gia TPP, trở thành nước chịu tác động lớn nhất khi Hiệp ước không hình thành. Điều này có thể nhận thấy từ việc Hoa Kỳ luôn là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh TPP, Việt Nam đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do khác, trong đó có Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện (RCEP), là hiệp ước có sự tham gia của một số nước đã tham gia TPP. RCEP bao phủ một khu vực có tổng dân số là 3,4 tỷ người với tổng GDP là 22,4 nghìn tỷ USD. Tuy quy mô và tác động của RCEP là nhỏ hơn so với TPP, nhưng Việt Nam có thể sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ RCEP. Giá trị của RCEP thể hiện qua ba khía cạnh chính. Thứ nhất, RCEP sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan lên đến 90-95% tổng số dòng thuế. Điều này thực tế đã và đang được áp dụng trong khuôn khổ ASEAN+1. Thứ hai, những điều khoản mang tính tích cực sẽ làm cho RCEP có ý nghĩa với tất cả quốc gia thành viên, không phân biệt lớn hay nhỏ. Thứ ba, thúc đẩy đàm phán cho ra đời RCEP sẽ phục vụ tốt cho tiến trình hội nhập khu vực. RCEP sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác, đa dạng về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. RCEP cũng tạo cơ hội nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế trong giải quyết tranh chấp, đồng thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Trong số này

  1. Chính sách Đối ngoại Việt Nam
  2. Vấn đề Biển Đông
  3. Các vấn đề Quốc tế
  4. Nghiên cứu trao đổi

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday368
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1140
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5908
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297220

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla