Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Đánh giá lại vấn đề sức mạnh trong quan hệ quốc tế.

Lý thuyết quan hệ quốc tế từ lâu đã bị đồng nhất với lý thuyết về sức mạnh - vốn được nhìn nhận là khả năng áp đặt ý chí của của một tác nhân lên một tác nhân khác dù phải sử dụng phương tiện gì để thực hiện mục tiêu này (Weber). Trong cách đánh giá sức mạnh này, chúng ta có thể thấy phần lớn những thành tố của lý thuyết quan hệ quốc tế: việc xây dựng hệ thống quốc tế thu nhỏ giống như một bàn bóng bi-a, độc lập với hệ quy chiếu của tất cả các chuẩn mực và tiêu cự chung; ý tưởng của Weber về đấu tranh giữa các cá thể đã chiến thắng ý tưởng của Durkheim về tình đoàn kết, việc làm rõ khái niệm về lợi ích của Bismarck, một khái niệm được ưa chuộng hơn khái niệm về giá trị; sự hoài nghi các tương tác xã hội bị dồn ép để có lợi cho yếu tố chính trị.

Các quan hệ quốc tế cổ điển trước tiên mang tính chính trị, bằng chứng là sự gắn kết giữa chúng với các nghiên cứu chiến lược, với yếu tố địa chiến lược và với một quan niệm mang nặng tính nhà nước về chính sách đối ngoại. Như vậy, người ta xem sức mạnh là điều hiển nhiên vượt lên trên cả lịch sử, có thể áp dụng cho mọi hoàn cảnh. Kể từ khi trật tự hai cực và Chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc tranh luận về lý thuyết xoay quanh những quan niệm như “siêu cường”, “siêu siêu cường” hay tính đơn cực. Tuy nhiên, chúng ta lại không mấy quan tâm tới cuộc khủng hoảng liên quan tới tư tưởng của Hobbes và những người kế thừa hệ tư tưởng này như Clausewitz, Weber, Carl Schmitt, Hans Morgenthau hay Kissinger: có thể ngày nay sức mạnh lại đang bị tấn công từ chính tính hiển nhiên của mình, ở tất cả những nơi mà nó được sử dụng như một nguyên tắc của hành động quốc tế và vượt ra ngoài những thăng trầm của siêu cường lớn nhất thế giới. Trong trò chơi của thế giới hậu hai cực, siêu cường cũng có thể bất lực…

 

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Trong số này

  1. Quan hệ Việt Nam và các nước
  2. Các vấn đề Quốc tế
  3. Nghiên cứu trao đổi
  4. Thông tin - tư liệu

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday320
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1092
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5860
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297172

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla