Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Tấn Dũng

Thưa Ngài Thierry de Montbrial ,

Thưa Quý vị và các bạn,

Tôi rất vinh hạnh được gặp mặt đông đảo quý vị, các chính khách, học giả, nhà nghiên cứu uy tín của nước Pháp. Tôi xin có lời cảm ơn đến Ngài Tổng Giám đốc cùng các đồng nghiệp tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp đã giúp chúng ta có cơ hội này để cùng nhau trao đổi về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Pháp trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng và rất khó lường.

Thutuong12

Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Thành tựu 40 năm quan hệ Việt Nam - Pháp

Thưa Quý vị và các bạn,

Quan hệ Việt Nam và Pháp đã bắt đầu từ rất lâu trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 và năm nay chúng ta cùng kỷ niệm 40 năm sự kiện này và cũng là 20 năm sau chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam của cố Tổng thống François Mitterand, mở ra thời kỳ phát triển mới của quan hệ Việt Nam và Pháp.

Nhìn lại chặng đường không ít thăng trầm lịch sử, phải chăng quá trình phát triển quan hệ hai nước chúng ta như hình ảnh con tàu đang căng buồm lướt sóng thể hiện trên Biểu trưng của thủ đô Pa-ri, dù phải trải qua nhiều bão tố, sóng gió, những thời khắc rất khó khăn, dù có “chòng chành nhưng không bao giờ chìm đắm” và luôn vững niềm tin rằng con tàu sẽ tới bến bờ của sự thành công.

Thưa Quý vị và các bạn,

Trong 40 năm qua, với nỗ lực vun đắp từ cả hai phía, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, quan hệ Việt Nam và Pháp đã đạt những thành quả quan trọng đầy ý nghĩa. Pháp là một quốc gia châu Âu đầu tiên, ngay từ những năm đầu thập kỷ 1990, đã tích cực ủng hộ công cuộc Đổi mới cũng như quá trình phát triển và hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam. Việt Nam luôn nhất quán coi trọng và ưu tiên quan hệ đối tác với Pháp trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình. Sự nồng ấm trong quan hệ đã thể hiện sâu rộng qua nhiều chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao và các cuộc trao đổi, tiếp xúc thường xuyên của các cơ quan, địa phương, tổ chức xã hội. Cho tới nay, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận quan trọng, thiết lập và duy trì thường xuyên, hiệu quả các cơ chế đối thoại, hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giao lưu nhân dân… Qua đó, Việt Nam và Pháp đã từng bước trở thành đối tác quan trọng cùng có lợi của nhau trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ. Việt Nam và Pháp cũng đã phối hợp tích cực cùng nhau trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai, đối tác thương mại châu Âu lớn thứ ba của Việt Nam và là một trong những nhà tài trợ phát triển (ODA) hàng đầu. Trên 300 công ty, ngân hàng Pháp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao của Pháp được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Hầu hết máy bay trong đội bay hàng trăm chiếc của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam là các loại máy bay hiện đại Airbus. Hơn 7.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các giảng đường đại học của Pháp. Gần 20 thành phố, địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với các thành phố, địa phương của Việt Nam, triển khai 70 dự án trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, hợp tác pháp ngữ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, vệ sinh môi trường, đô thị hóa, dạy nghề, phát triển kinh tế nông thôn, y tế… Và còn rất nhiều các hoạt động hợp tác khác đang ngày càng tăng lên về quy mô, lĩnh vực và đối tượng hợp tác, không chỉ các cơ quan nhà nước mà cả nhiều tổ chức xã hội và người dân. Tuy nhiên tiềm năng, thế mạnh hợp tác hai bên còn rất lớn đòi hỏi chúng ta phải có cách làm mới, năng động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa và hiệu quả hơn nữa.

Có thể khẳng định rằng mối quan hệ Việt Nam - Pháp ngày nay đã trở thành một biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại và vượt qua những “chòng chành”, những trang sử đau buồn của quá khứ để xây dựng lòng tin vào nhau - lòng tin chiến lược - cùng hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển. Đồng thời đây cũng là hình mẫu cho sự hợp tác Đông - Tây, giữa Pháp, một quốc gia công nghiệp hàng đầu ở châu Âu và Việt Nam, một nước đang phát triển năng động ở Đông Nam Á.
            Xuất phát từ những nền tảng tốt đẹp đó, tôi cho rằng hôm nay chúng ta có thể cùng nhau vui mừng nói rằng “con tàu” quan hệ hai nước đã cập bến bờ của tình hữu nghị và sự hợp tác thành công với việc lãnh đạo hai nước cùng tuyên bố xác lập Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp trong thời gian tới

Thưa Quý vị và các bạn,

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp hôm nay thể hiện sự chín muồi của mối quan hệ đa lĩnh vực và trên nhiều cấp độ giữa hai nước chúng ta. Quan hệ đối tác chiến lược sẽ mở ra một giai đoạn hợp tác mới của mối quan hệ chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ cho tới an ninh quốc phòng và cùng chia sẻ lợi ích vì hòa bình, phồn vinh của nhân dân hai nước.

 Trách nhiệm của chúng ta là phải cùng nhau hợp tác với những tư duy mới, cách làm sáng tạo để tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ song phương đặc biệt, thân tình này đi vào chiều sâu, hiệu quả và phát triển mạnh mẽ mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Trước mắt chúng ta cần dành sự quan tâm, nỗ lực hợp tác trên các nhóm lĩnh vực trọng tâm như: Hợp tác chính trị - ngoại giao; quốc phòng và an ninh; kinh tế, hợp tác phát triển; văn hóa, giáo dục đào tạo; nghiên cứu khoa học và tư pháp, bao gồm cả hợp tác song phương và đa phương trên các diễn đàn quốc tế, khu vực, toàn cầu.

 Từ những bài học kinh nghiệm bổ ích đã qua, hai bên cần phải tăng cường các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao để đạt được sự thống nhất về các vấn đề mang tầm chiến lược trên các lĩnh vực. Qua đó, mở đường cho việc nâng cấp các cơ chế đối thoại và thúc đẩy hợp tác trong hàng loạt các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam và là thế mạnh của Pháp như năng lượng, công nghiệp hàng không và vũ trụ, công nghệ cao, nông nghiệp, giao thông, ngân hàng...

Năm nay Việt Nam và Pháp sẽ cùng phát hành một bộ tem chung nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của bác sỹ Alexandre Yersin, người đã đến sống, làm việc tại miền Trung Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến cuối đời. Ngày hôm nay và mãi sau này, người dân chúng tôi vẫn nhớ đến bác sĩ Yersin không chỉ bởi những phương thuốc phòng dịch mà trên hết là sự tận tụy, tấm lòng cảm thông sâu sắc về thân phận con người. Câu chuyện đó đã gợi mở cho chúng ta, trong thời gian tới, cần phải dành ưu tiên hợp tác về giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ tương lai và coi giao lưu văn hóa - nghệ thuật của các tổ chức xã hội và người dân là điểm tựa, nền tảng vững chắc, lâu dài cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta.

Thưa Quý vị và các bạn,

Trong thế giới toàn cầu hóa với các mối quan hệ quốc tế đan xen, tùy thuộc vào nhau, tôi muốn chia sẻ với quý vị suy nghĩ về mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đặc biệt của chúng ta, vốn mang nhiều nét riêng - tôi xin nhấn mạnh là những nét rất riêng, rất đặc thù - bởi những điểm chung về giá trị văn hóa, bởi chiều sâu của quan hệ lịch sử giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Pháp. Việt Nam ngày nay vẫn là thành viên tích cực của Cộng đồng Pháp ngữ. Mối quan hệ này nên phát triển như thế nào đặt trong tổng thể các quan hệ hợp tác của hai khu vực châu Á và châu Âu.

Hiện nay hợp tác chung giữa hai châu lục đang kết nối thông qua Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Đối thoại ASEAN - EU... Trong bối cảnh đó, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp cần phải làm gì để có thể trở thành một cây cầu nối mới cho phát triển hợp tác Á - Âu. Ở đầu cầu phía Đông là khu vực châu Á - nơi tập trung hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới và nhiều nền kinh tế quan trọng khác, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - đang dần trở thành một Cộng đồng kinh tế năng động với trên 600 triệu dân và một lực lượng lao động trẻ, GDP khoảng 2.200 tỷ USD. Ở đầu cầu phía Tây, đó là Liên minh châu Âu (EU), một nền văn minh lâu đời, một nền kinh tế hùng mạnh và là một nhà xuất khẩu lớn nhất của thế giới. Mong rằng cây cầu nối Việt Nam - Pháp sẽ góp phần thúc đẩy sự hợp tác của hai khối kinh tế Đông - Tây khổng lồ này nhằm tạo nên xung lực cho sự phát triển toàn cầu và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Pháp là nước châu Âu đầu tiên tham gia ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) của ASEAN (2007) và đang hành động mạnh mẽ trong quan hệ với nhiều nước ASEAN, mà việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một ví dụ cụ thể. Từ năm 1995, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã có những phát triển nhanh chóng, trong đó quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp là một động lực quan trọng. Với sự hỗ trợ tích cực của Pháp, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và hiện nay đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, điều này sẽ mở ra không gian hợp tác mới, rộng lớn cho hợp tác Việt Nam - Pháp. Hiện nay, Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với quy mô và độ mở thị trường rất lớn, đây sẽ là cơ hội để sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam - Pháp có thể tiếp cận thị trường rộng lớn của 12 nước châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả Hoa Kỳ, Nhật Bản).

Có thể thấy rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp cần phát triển hài hòa với các cặp quan hệ Pháp - ASEAN, Việt Nam - EU để có thể cùng nhân lên sức mạnh và hiệu quả.

Bên cạnh xu thế phát triển tích cực của quan hệ hợp tác Á - Âu, chúng ta cũng cảm nhận được “sức nóng” của sự cạnh tranh về lợi ích chiến lược, nhất là giữa các nước lớn, sự cọ xát bởi những khác biệt về giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn… cần được cân bằng thỏa đáng. Hợp tác, cùng tùy thuộc vào nhau phải lấn át, thay thế chủ nghĩa dân tộc vị kỷ. Trong quá trình khó khăn đầy thách thức này, rất cần phải xây dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia đối tác. Phải chăng mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp trên nền tảng của sự tin cậy, của những giá trị lịch sử, văn hóa, nhân văn sâu sắc riêng có, cần phải được phát huy, tạo hiệu ứng lan tỏa để góp phần xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển trên hai châu lục Á, Âu. Qua đó, hai nước chúng ta cùng góp phần ngăn ngừa sự can dự mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng; ngăn chặn những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế mang tính chất áp đặt và chính trị cường quyền. Tất cả vì hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển và thịnh vượng trên thế giới.

Hôm nay, chúng ta vui mừng về việc hai quốc gia xác lập quan hệ đối tác chiến lược, nhưng đó mới chỉ là bước đầu, trước mắt chúng ta có nhiều cơ hội tươi sáng và cả những thách thức, khó khăn. Tôi rất mong được sự chia sẻ, đóng góp của các quý vị và các bạn để cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp, cách làm hay, sáng tạo nhằm làm cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp ngày càng phát triển vì sự thịnh vượng, vì lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước và vì quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn!

Thưa Tổng thống U-Thên-Xên, Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN,

Thưa Quốc vương,

Thưa các vị đồng nghiệp!

Trước hết, Việt Nam xin cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và xin chúc mừng Mi-an-ma trên cương vị Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên. Việt Nam sẽ hợp tác và ủng hộ Mi-an-ma hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2014. Theo chủ đề của Hội nghị, chúng tôi xin chia sẻ một số ý kiến sau:

Về hòa bình và an ninh khu vực

Việt Nam xin thông báo và nhấn mạnh về vấn đề Biển Ðông như sau:

Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Ðông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng....

Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song thế giới vẫn đứng trước nhiều mối lo ngại, thách thức cùng với những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và rất khó lường. Bởi vậy, các nước và các thể chế quốc tế cần chung tay góp sức duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển, trong khi Việt Nam luôn là thành viên tích cực, xây dựng và có trách nhiệm của các thể chế quốc tế và đặt ưu tiên hàng đầu là giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Đồng thời, trong bối cảnh đó, Hai nước Việt Nam – với tư cách thành viên tích cực của ASEAN và Đức – với tư cách là thành viên trụ cột của EU, cần nỗ lực hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng góp phần tạo xung lực cho hợp tác ASEAN - EU và quan hệ giữa hai lục địa Á - Âu phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở cả hai châu lục.

By H.E. Mr. Nguyen Tan Dung

                                   Prime Minister of the Socialist Republic of Viet Nam

Mr. President,

Mr. Secretary-General,

Ladies and gentlemen,

It is a distinct honor for me to address this august forum. I would like to extend my sincere congratulations to you, Dr. John Ashe, on your assumption of the Presidency of the 68th Session of the UN General Assembly. I am certain that under your leadership, this Session will successfully define the post-2015 development agenda. I would also like to express my deepest respect to the Secretary General for his significant contributions to the continuing work of the UN.

Ladies and gentlemen,

Looking back at the last 100 years, the miraculous advances of science and technology have changed our world profoundly, making it a flat and smaller place. People's lives have improved. Yet along with these accomplishments come latent dangers. The common dream of people across the world continues to be a safe, peaceful, prosperous and happy life free from hunger. It is still far away.

Mankind yearns for peace, so why is it that many regions are still constantly threatened by disputes, conflicts and wars? The global economy is growing, so how is it that billions of people still live in abject poverty? Science and technology have brought about outstanding advancement, so why are natural disasters, epidemics and pollution increasingly severe and unpredictable?

These questions place upon all of us an enormous responsibility as a community of nations.

Human aspiration for a world free from war

Ladies and gentlemen,

Throughout history, wars have destroyed many civilizations. Just in the past 100 years, two World Wars and many others, including the ones in Viet Nam, have taken millions of lives and produced devastating consequences over generations.

Whilst peace, cooperation and development are the dominant trend, the threat of war is ever present. Violence in the Middle East and North Africa is a grave concern; the latest instance in Syria where the use of chemical weapons needs to be strongly condemned. We need to give peace every possible chance and to find solutions to eliminate chemical weapons in accordance with international law and UN Resolutions. Unpredictable developments in the Korean Peninsula persist.

The East China Sea and the East Sea of Viet Nam (South China Sea) still rage with territorial disputes. Just one single incident or ill-conceived act could trigger conflict, even war.

In the East Sea where over half of the world's shipping passes through, maintaining maritime security and freedom of navigation is critical not only to the region but also to the world. Viet Nam consistently pursues a policy of peaceful resolution of disputes to defend its legitimate interests and fully respect those of the global community, in accordance with international law, the 1982 UNCLOS, the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) and effort towards a Code of Conduct (COC).

Ladies and gentlemen,

As our President Ho Chi Minh quoted Thomas Jefferson in Viet Nam’s Declaration of Independence: “All men are created equal; they are all endowed by their Creator with certain inalienable rights, among these are life, liberty and the pursuit of happiness”. All human life is precious, irrespective of race, religion or gender. Taking away a single life causes heart-breaking pain to a family whether right here in Manhattan or far away in a remote corner of the earth.

Therefore, any effort to prevent conflict must be valued and supported. Any effort to preserve peace must be fully exhausted. Any act to provoke war must be condemned and stopped. A physician must do whatever he can to cure a patient if there is but a glimpse of life left. And we must devote all of our efforts to preserve peace if there is but a feeble signal that war can be averted, for war will take away the life of not only one but many people including many women and children.

Peace can only be built and preserved when all countries respect the independence, sovereignty and cultural traditions of each other without imposing one's morality on the other. Conflict and war can only be averted if we eliminate actions that run counter to the UN Charter and international law, imposition and power politics. Strategic trust among nations must be constantly fostered with honesty, sincerity and concrete actions, for example, in the lifting of embargo against Cuba or the recognition of the right to self-determination of the Palestinian people.

The role of the UN and its Security Council needs to be promoted. The international community is expecting the major powers to set an example for others in peace building. Let the UN Security Council be the fulcrum in building consensus for driving all nations to join hands together in preserving peace. The deadly hand of war, conflict, terrorism and violence is lying in wait to take away the lives of hundreds, thousands, even millions of innocents. Please don't give it a hand. Please don't look away. Please stop it.

Human aspiration for a greener and more just world free from hunger

Ladies and gentlemen,

I share the Secretary-General's view that the Millennium Development Goals are currently our most successful endeavor against hunger and poverty. But let us not forget that close to 40% of global wealth is in the hands of not more than 1% of its population. The rich-poor gap continues to widen. Over 1 billion people are still living in extreme poverty. Hundreds of millions, especially children are still hungry and lack food; are ill and lack basic medicine; and face a grim future due to a lack of education.

At the same time, deforestation, exhaustive exploitation of natural resources, pollution, etc. have led to global warming, rising sea level, unpredictable weather, natural disasters and new epidemics. These grave dangers are driving poorer nations further into destitution.

We must rally together to escape poverty, fight disease, protect the environment, respond to natural disasters and build a greener and more just world. Poorer countries and peoples need to lift themselves out of poverty with the help of richer people and more developed countries. This help must not only come from a sense of philanthropy, as we say in Viet Nam "whole leaves wrap torn ones", but firstly from a sense of responsibility and understanding of our joint destiny. Poorer people and nations have contributed to the wealth of richer nations and people and they deserve a more prosperous future.

I urge the global community, with a sense of responsibility and humanity, to craft an ambitious post-2015 development agenda and re-double our efforts to promote peace, end hunger, poverty and protect our planet. Let us develop a roadmap of actions for poorer nations to effectively participate in international agreements, institutions and face and overcome global challenges and dangers in the spirit of Alexander Dumas' musketeers "One for All and All for One".

Viet Nam’s aspiration for peace and prosperity

Ladies and gentlemen,

As a Vietnamese, what I have just shared with you comes from experiences soaked in sweat and blood. Just a few decades ago, the word Viet Nam was synonymous with war, division, blood and tears. A remote country called Viet Nam suffered 15 million tons of bombs, four times the amount used in World War II. Each Vietnamese bore nearly 10 times his or her weight worth of bombs, not to mention our suffering from over 70 million liters of the silent but deadly Agent Orange/Dioxin.

In the Vietnamese tradition of "Benevolence triumphs over Brutality, Virtue drives out Tyranny"; with courageous sacrifice and creativity, with the support of peace-loving people, nations and international organizations; Viet Nam has defended its independence, united and rebuilt from the ashes of war, and left behind the past to become an active and responsible member of the international community.

Viet Nam has integrated the Millennium Development Goals into the formulation and implementation of our development strategy and balanced economic development and social security. We have received the FAO award for our outstanding achievements in poverty reduction. As we consider people the goal and the center of development, Viet Nam pays special attention to providing healthcare, education, and means of communication even for people in remote, under-developed areas and amongst our ethnic minorities.

Viet Nam is working actively with other members to build the ASEAN Community - a common house for all South East Asian nations that used to be deeply divided by war. This vividly manifests the aspiration for a bright future of peace, cooperation and prosperity, for unity in diversity, and for the accomplishment of the Millennium Development Goals.

Ladies and gentlemen,

Having gone through devastating wars of aggression and extreme poverty, our aspirations for peace and prosperity burn ever more brightly. We commit to do more. To participate in every peace-building, poverty reduction, environmental protection and other efforts. We stand ready to join the UN's peace keeping operations. We are willing to share our resources and experience as a tribute to the international friends who have supported us in our struggle for independence, unification, and poverty reduction. Viet Nam is and will always be a reliable partner and responsible member of the international community.

Take food for example. From a country constantly suffering from hunger, Viet Nam has become a leading rice exporter. We have achieved national food security but consider it our responsibility to help maintain global food security. Not only exporting, we also assist countries to become self-reliant in food production, as we have done in Cuba, Mozambique, Angola, Mali, Madagascar, Myanmar and others. We hope developed countries and international organizations will participate in supporting similar programs as a meaningful and substantive multi-partite model of cooperation.

Mr. President,

Ladies and gentlemen,

I would like to conclude with the strong conviction that the "Post-2015 Development Agenda" will be developed and finalized for a world free from war and hunger. All for peace and cooperation. For sustainable development and prosperity for humanity. For our ever green planet. Viet Nam commits itself to that purpose.

Thank you very much./.

Peace, cooperation and development remain a major trend, yet the world is still faced with many problems and challenges as well as rapid, complex and unforeseeable developments. Hence, all the countries and multilateral institutions should work together to maintain peace, cooperation and development, while Viet Nam has always been an active, constructive and responsible member of international institutions and whose highest priority is to maintain the peaceful environment for the development of the country. At the same time, in this backdrop, Viet Nam - as a proactive member of ASEAN, and Germany -as a cornerstone member of the EU- should continue to further deepen ASEAN - EU cooperation and the relationship between the two continents of Asia and Europe, contributing positively to peace, stability and prosperity in both continents.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday92
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week249
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3980
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295292

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla