Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Phạm Gia Khiêm

* Vào những ngày này, chúng ta đang chứng kiến những sự kiện đầy ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc. Ðược quan tâm lớn ở nước ta, đồng thời thu hút sự chú ý của nhiều nước và báo chí quốc tế là việc Ðại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) sẽ bỏ phiếu về việc Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 16-10-2007 tới tại Trụ sở của LHQ tại Niu Oóc.

Chúng ta cũng đang cùng các tổ chức LHQ kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam gia nhập LHQ (1977-2007), đồng thời thực hiện thí điểm sáng kiến “Một Liên hợp quốc” trong khuôn khổ cải tổ hệ thống phát triển LHQ. Những sự kiện này đang mở ra triển vọng đóng góp lớn hơn nữa của Việt Nam vào công việc của LHQ. Và vì vậy, đây là dịp để chúng ta nhìn nhận vai trò của LHQ trong thế giới ngày nay và điểm lại những nét chính về sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động của tổ chức này trong 30 năm qua.

Tại Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ năm 2000 và Hội nghị cấp cao năm 2005 kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập LHQ được tổ chức tại Trụ sở LHQ ở Niu Oóc, các vị lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của LHQ, coi tổ chức toàn cầu  này là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn...

 

Ngày 8 tháng 8 hàng năm, ngày ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã trở thành sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với tất cả 10 nước thành viên. Mỗi lần kỷ niệm sự kiện quan trọng này, người dân trong khu vực ASEAN không chỉ cảm thấy vui mừng về thành tựu ngày càng to lớn mà Hiệp hội đã đạt được mà còn tin tưởng hơn vào tương lai phát triển tốt đẹp của ASEAN. Mỗi năm qua đi ASEAN lại trưởng thành hơn, với mức độ liên kết sâu rộng hơn và vị thế quốc tế gia tăng hơn.

Cách đây 41 năm, khi ASEAN được thành lập với 5 thành viên ban đầu, có lẽ ít người dám tiên liệu về sự trường tồn cũng như mức độ thành công của ASEAN khi mà khu vực Đông Nam Á lúc đó vẫn còn nhiều nhân tố bất ổn cũng như tồn tại sự đối đầu và khác biệt rất lớn giữa các nước trong khu vực. Trải qua nhiều thăng trầm và vượt qua nhiều thách thức, ASEAN ngày nay đã có những thay đổi cơ bản, trở thành một thực thể chính trị-kinh tế bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, liên kết ngày càng sâu rộng và đóng vai trò quan trọng ở khu vực. Cũng ít ai có thể hình dung được ASEAN, một tập hợp của các nước nhỏ và vừa, ngày nay lại trở thành đối tác tích cực, không thể thiếu của các nước và trung tâm lớn trên thế giới, đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy các tiến trình đối thoại và hợp tác trên nhiều tầng nấc khác nhau ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thực tế đã khẳng định, ASEAN đã và sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở Đông Nam Á; hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu an ninh và phát triển của từng nước thành viên cũng như cả Hiệp hội...

Hoạt động ngoại giao từ xưa đến nay luôn bao hàm sự giao lưu về các giá trị văn hóa giữa các quốc gia - dân tộc. Do vậy, bản chất của hoạt động ngoại giao luôn ẩn chứa nội hàm văn hóa sâu đậm và văn hóa được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong quan hệ quốc tế, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu sắc như hiện nay. Khái niệm chung nhất về ngoại giao văn hóa (NGVH) là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quốc gia là an ninh, phát triển và mở rộng vị thế quốc tế. Đây là một quá trình các quốc gia chủ động quảng bá các đặc trưng văn hóa và hệ thống giá trị, bản sắc của mình nhằm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác vì các mục tiêu trên; đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới để nhằm làm giàu kho tàng tri thức và bản sắc dân tộc mình...

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday105
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week262
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3993
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295305

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla