Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Phan Duy Quang

So với nhiều dòng lý thuyết quan hệ quốc tế khác, lý thuyết Lệ thuộc (Dependency theory) nhìn chung bị đối xử “lạnh nhạt”, thậm chí bị “lãng quên” sau khi lên đến cao trào vào những năm 1960 - 1970. Tuy vậy, cho đến nay, xét từ cả góc độ lý luận và thực tiễn, lý thuyết này vẫn có ý nghĩa và sức sống nhất định. Đối với các nhà nghiên cứu nước ta, lý thuyết Lệ thuộc còn mang những ý nghĩa đặc thù. Trong khi đó, ở trong nước, việc quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết này còn là một khoảng trống. Bài viết này mong góp phần tìm hiểu những ý nghĩa và giá trị cốt lõi của lý thuyết Lệ thuộc. Thông qua phương pháp phân tích so sánh ba trường phái của hệ thống lý luận Lệ thuộc là cấp tiến, trung dung, cải lương, bài viết làm rõ những khác biệt cơ bản giữa ba trường phái, và quan trọng hơn là nêu bật những điểm đồng của chúng - điều làm nên đặc sắc, giá trị cốt lõi và ý nghĩa nổi bật của hệ thống lý thuyết này. Từ đó, bài viết đi đến đánh giá, nhận diện tổng thể lý thuyết Lệ thuộc từ quan điểm Mác-xít.

Lâu nay tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông thường được nhấn mạnh ở khía cạnh là cuộc tranh chấp giữa hai nước có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này trong bối cảnh mối quan hệ giữa một bên là một số nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, ASEAN và bên kia là Trung Quốc. Bài viết khai thác một khía cạnh khác của vấn đề và muốn nhấn mạnh rằng, đằng sau căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông cần lưu tâm đến một bối cảnh lớn hơn và sâu xa hơn. Đó là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, mà trước hết và cơ bản là giữa Trung Quốc - một cường quốc đang bứt phát mạnh mẽ, đang tìm đường vươn ra biển và Mỹ - siêu cường duy nhất hiện nay, muốn ngăn chặn bất kỳ cường quốc nào thách thức bá quyền của mình. Từ đó, bài viết rút ra một số nhận định cơ bản liên quan đến Việt Nam trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông trong bối cảnh nói trên.

The article, from the geopolitical perspective, points out major shifts in Vietnamese external relations agenda during two decades of the early 21st century. These strategic modifications have created favorable conditions for the national development. On the other aspect, the process to implement these strategic orientations is facing many tough geopolitical challenges. They are pressing Viet Nam to continue to carry out necessary and timely adjustments.

With the Indo-Pacific emergence, it is unavoidable to take into account East Asian-Pacific factors affecting international affairs in the Indian Ocean. India, as a major player in the Indian Ocean region with emerging strategic interests and interactions in the East Asia-Pacific region, appears to be the best studied case in this connection. This article concentrates on noticeable strategic implications of the Indo-Pacific emergence on Indian international strategy.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday615
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1858
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6626
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297938

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla