Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Đặng Hoàng Linh

Lý thuyết đã chỉ ra mối liên hệ tất yếu giữa phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng hành với quá trình dịch chuyển nguồn nhân lực lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động còn có những đặc thù riêng đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế chuyển đổi trên quá trình hoàn thiện thể chế cho một cơ chế kinh tế thị trường. Bài viết tìm hiểu về đặc điểm, cơ hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tại Việt Nam, so sánh với các kết quả đúc kết từ nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi khác, chỉ ra những thách thức của chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam trong quá trình này. Số liệu được sử dụng trong phân tích tập trung vào những quãng thời gian - được coi là điểm nhấn - nhất định trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, nhằm dẫn chứng cho những nhận định của bài viết về cơ hội, thách thức và vấn đề của nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi. Từ đó, bài viết tìm cách đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam.

“Kinh tế thị trường xã hội” là khái niệm về một hình thái kinh tế thị trường mới ra đời ở Tây Đức từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Về bản chất, kinh tế thị trường xã hội gần giống với kinh tế thị trường nhưng mục tiêu của nó là “gắn kết trên cơ sở thị trường các nguyên tắc tự do và bình đẳng xã hội”. Việc áp dụng thành công mô hình này đã góp phần tạo ra một thời kỳ phục hưng và phát triển thịnh vượng cho CHLB Đức. Trên cơ sở những nghiên cứu của tác giả về mô hình kinh tế thị trường xã hội đang được áp dụng tại CHLB Đức hiện nay, bài viết sẽ lần lượt phân tích các đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường xã hội, chỉ rõ tính chất thị trường và tính chất xã hội được thể hiện như thế nào trong cơ chế vận hành và chính sách kinh tế của nhà nước Đức, đồng thời đánh giá và khuyến nghị về vai trò của chính phủ trong mô hình kinh tế này.

Đức và Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1975 và nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2011. Sau 44 năm, quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam và Đức đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kim ngạch thương mại song phương tăng đều qua các năm và cán cân thương mại của Việt Nam với thị trường Đức luôn thặng dư. Mặc dù nguồn vốn của Đức vào Việt Nam còn khá khiêm tốn nhưng nhìn chung số lượng dự án và tổng vốn đầu tư vẫn tăng đều qua các năm. Hai bên có cùng quan điểm chung về an ninh khu vực và Biển Đông. Với nền tảng quan hệ song phương đó, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục có triển vọng tươi sáng.

The relationship between ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) and the ROK (Republic of Korea) has been largely positive in three main areas: economic, political-security, and socio-culture relations since establishing a dialogue partnership in 1989. Today, in the context of an emerging Indo-Pacific with many risks of intensifying strategic competition among major powers seeking to assert their influence and interests, other regional countries thereby tend to diversify relations through bilateral and multilateral cooperation mechanisms to avoid getting stuck in a more intensive confrontation between the U.S. (United States) and China in the region. As regional entities with similar characteristics, ASEAN and the ROK share a regional outlook which naturally leads them toward cooperation (ASEAN-Korea Center, 2019). This paper sheds light on three main positive trends for ASEAN-ROK cooperation prospects in the Indo-Pacific as follows: a synchronization of Indo-Pacific concepts of ASEAN and the ROK; the ROK’s New Southern Policy toward ASEAN; and the constructive development of bilateral relations between Korea and Southeast Asian countries, particularly Vietnam. However, from a critical perspective for long-term, cooperative relations in the region, ASEAN and the ROK still face two big challenges: the threat of regional security instability and a lack of consensus among ASEAN member states.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday366
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1138
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5906
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297218

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla