Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Hoàng Anh Tuấn

TS

Lịch sử phát triển của ASEAN trong gần 40 năm qua là một lịch sử đầy những biến động, thăng trầm. Ra đời năm 1967 trong bối cảnh tình hình khu vực Đông Á có nhiều biến động và ngay sau khi hai tổ chức khu vực là ASA (Hiệp hội Đông Nam Á) và MAPHILINDO (gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a) vừa mới chết yểu, không ít người cho rằng ASEAN sẽ sớm thất bại như hai tổ chức tiền thân của mình.[1] Ngay cả các nhà sáng lập ASEAN cũng cho rằng chỉ riêng sự tồn tại của ASEAN không thôi cũng đã là một kỳ tích. Vượt qua các thách thức bên trong và bên ngoài, ASEAN đã phát triển từ một tổ chức tiểu khu vực thành một tổ chức toàn khu vực với sự tham gia của tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.

Khái niệm sức mạnh quốc gia trong quan hệ quốc tế (QHQT) từ xa xưa cho đến gần đây thường được gắn với sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nhân tố, trong đó có sự phát triển của cách mạng khoa học-kỹ thuật, sự suy giảm tương đối tầm quan trọng của nhân tố quân sự, và vai trò ngày càng tăng của các yếu tố phi quân sự trong QHQT, v.v... nên yếu tố sức mạnh quốc gia ngày càng được xem xét và đánh giá một cách toàn diện hơn. Theo đó, sức mạnh quân sự không còn đóng vai trò chi phối như trước, trong khi ảnh hưởng chi phối của sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng.

Thực tiễn hoạt động đối ngoại của các quốc gia cho thấy hấu hết các quốc gia đều tìm cách đa phương và đa dạng hóa quan hệ để tìm cách tối đa hóa các lợi ích an ninh, phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó và nhận thức về đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Do một số nhân tố khách quan và chủ quan, nên trong một thời gian khá dài, việc nhận thức cũng như triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa và đa dạng hóa còn nhiều hạn chế. Công cuộc đổi mới kinh tế và sự đổi mới tư duy trong lĩnh vực đối ngoại bắt đầu từ năm 1986, đã giúp mở rộng quan hệ của ta với các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế quan trọng, nâng cao vai trò và uy tín của ta trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng vào khu vực và quốc tế theo chủ trương hội nhập quốc tế và ngoại giao toàn diện được Đại hội Đảng lần thứ XI thì nhất thiết phải có cách tiếp cận mới để đưa tiến trình đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ của Việt Nam đi vào chiều sâu.

0000-00-00 00:00:00

Viet Nam in 2004

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday59
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week216
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3947
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295259

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla