Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Hà Anh Tuấn

*Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967. Sau 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã phát biểu, ngày nay, ASEAN không chỉ là một thực thể hoạt động hiệu quả, không thể thiếu trong khu vực. Đó là một lực lượng thực sự được thừa nhận không chỉ ở phạm vi Đông Nam Á.

Một trong những thành tựu lớn nhất của ASEAN là việc mở rộng kết nạp thành viên, đưa toàn bộ 10 nước Đông Nam Á vào một ngôi nhà chung thống nhất (Đông Ti-mo mới thành lập, không phải là thành viên của ASEAN). So với các thành viên mới khác, việc Việt Nam gia nhập ASEAN được quan tâm và đánh giá cao hơn cả vì Việt Nam là nước đầu tiên trong nhóm bốn nước kém phát triển nhất ASEAN (gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, và Việt Nam, gọi tắt là CLMV) tham gia vào Hiệp hội. Trên thực tế, từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã có những hoạt động tích cực và đóng góp thiết thực cho sự phát triển và thống nhất của Hiệp hội.

Bài viết này nhằm phân tích những cơ sở hợp tác của ASEAN trong bốn thập kỷ qua và tiến trình xây dựng cộng đồng hiện nay và xem trong thời gian tới liệu đó vẫn là những cơ sở cho quá trình hội nhập sâu hơn của ASEAN. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến những lĩnh vực Việt Nam có thể thực hiện để thúc đẩy hợp tác trong khu vực...

 

 

Những năm gần đây, Đông Nam Á chứng kiến nhiều thảm họa tác động trực tiếp đến an ninh con người trong khu vực. Trận bão Nagri đổ bộ vào Mi-an-ma tháng 3/2008 cướp đi cuộc sống của hơn 80 ngàn người. Trước đó, thảm họa sóng thần trên biển Thái Bình Dương năm 2004 khiến hơn 50 ngàn người In-đô-nê-xi-a và 3 ngàn người Thái Lan thiệt mạng, hàng triệu người đột ngột rơi vào cảnh bần hàn.

Bên cạnh những thiên tai, người dân ở Đông Nam Á còn thường xuyên gặp những thách thức tiềm tàng trong quá trình phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực năm 1997-1998 đã đẩy nhiều người In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, và Thái Lan  vào cảnh cùng quẫn. Năm 2003, Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) lan rộng ở nhiều nước Đông Nam Á phủ bóng đen lên nền kinh tế các nước và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Thủ tướng Xinh-ga-po Gok Chok Tong cho rằng có thể nguy hại cho các nền kinh tế hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính khu vực trong giai đoạn trước.[1] Tháng 5/2008, giá lương thực trong khu vực và thế giới tăng đột biến,  gây ra những bất ổn xã hội và biến động chính trị trong thời gian ngắn ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở Phi-lip-pin, đã có thời điểm quân đội được huy động để bảo vệ các điểm bán lương thực. Việt Nam, một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá gạo trong thời điểm đó có ngày tăng quá nửa, thách thức trực tiếp cuộc sống của người dân. Tỉ lệ không ít dân số vừa thoát nghèo có nguy cơ rơi trở lại dưới chuẩn.

Những thách thức đối với an ninh con người ở các nước Đông Nam Á còn nhiều, và có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều quốc gia trong khu vực đã có những chương trình cụ thể. Song ASEAN và các cơ chế đa phương khác trong khu vực vẫn chưa có một nghị trình tương xứng để giải quyết các thách thức đó, trong khi yếu tố bảo đảm an ninh con người thường mang bản chất hợp tác hơn là đấu tranh. Bài viết này nhằm phân tích sự nổi lên của vấn đề an ninh con người ở Đông Nam Á và giải thích tại sao hợp tác trong khu vực chưa tương xứng với nhu cầu của các quốc gia...



Dự báo là một trong những nội dung quan trọng đối với chuyên ngành quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các sự kiện lớn trên thế giới đều không được dự báo chính xác và đầy đủ khi hàng loạt sự kiện diễn ra khác với phân tích của các chuyên gia hàng đầu. Đáng kể nhất là những biến động mạnh trong thị trường dầu lửa thế giới. Giá dầu tăng đột biến tới mức kỷ lục gần 150USD/thùng trong tháng 4/2008 và bất ngờ sụt giảm không phanh xuống dưới 50USD/thùng trong tháng 11/2008 đều gây bất ngờ cho các nhà phân tích. Ở cấp độ rộng hơn, ít chuyên gia có thể dự báo mức độ trầm trọng và tốc độ lây lan của cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu, bắt nguồn từ chính giữa các nước phát triển nhất. Trong quan hệ giữa các nước, cuộc chiến giữa Nga và Grudia quanh vấn đề Nam Ossetia mà ẩn sau nó là mâu thuẫn sâu sắc giữa Nga và NATO cũng không được đánh giá đúng mức.

Tại sao các dự báo trong quan hệ quốc tế thường sai, hay nói cách khác tại sao nhiệm vụ này lại rất khó khăn? Bài viết này sẽ giới thiệu ở mức độ ban đầu một số cách tiếp cận về dự báo liên quan đến khung thời gian, quy mô và phương pháp cụ thể ứng dụng cho nghiên cứu dự báo, qua đó nhấn mạnh vai trò của việc nắm các công cụ lý thuyết khi dự báo...

Với việc Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (People’s Alliance for Democracy - PAD), hay những người áo Vàng, chính thức thành lập Đảng Chính trị mới (New Politics Party - NPSP) ngày 2/6 và những người áo Đỏ - tên gọi của Mặt trận Thống nhất Vì dân chủ chống Độc tài (United Front for Democracy Against Dictatorship) thành lập các đài truyền hình và truyền thanh để truyền thông mục tiêu và hoạt động của mình rộng rãi tới dân chúng, khủng hoảng trên chính trường Thái Lan đã bước sang một giai đoạn mới. Các lực lượng chính trị bắt đầu hoạt động có tổ chức và mục tiêu lâu dài hơn.

Cái bóng của Thaksin Shinawatra, đối tượng trung tâm châm ngòi cho khủng hoảng, ngày càng lu mờ. Những người áo Đỏ trước đây vốn tập hợp để ủng hộ Thaksin nay chỉ coi ông là “biểu tượng cho một mục tiêu rộng lớn hơn - công bằng về kinh tế và chính trị”.181 Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu yêu nước, Thaksin nên tự hi sinh bản thân, từ bỏ mọi tham vọng chính trị, sống lưu vong để chính trường Thái Lan trở lại bình yên. Bản thân Thaksin có lẽ cũng nhận thấy vị thế của mình ngày càng phai nhạt đến mức phải kêu gọi người ủng hộ không bỏ rơi mình.

Những diễn biến liên tục đó cho thấy, chính trường Thái trong ba năm qua đã có nhiều biến đổi. Vậy bản chất của khủng hoảng chính trị ở Thái Lan hiện nay là gì? Nó mang yếu tố cá nhân cá biệt hay đó là cuộc khủng hoảng không tránh khỏi, mang tính cấu trúc của xã hội Thái? Tùy vào cách tiếp cận mà chúng ta có các câu trả lời. Bài viết này giới thiệu một số cách tiếp cận chính đối với khủng hoảng ở Thái Lan hiện nay để hiểu thêm về tình hình chính trị ở Thái Lan và góp phần giải thích các câu hỏi nêu trên...

 

Từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cuộc cải cách toàn diện năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc được đánh thức, đưa nước này trỗi dậy mạnh mẽ, vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới kể từ năm 2009. Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc bắt đầu đầu tư lớn cho hiện đại hóa quốc phòng, tập trung ưu tiên các lĩnh vực hải quân, không quân và quân sự vũ trụ. Kiểm soát Biển Đông là điều kiện cần cho quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Ngược lại, Quân đội được hiện đại hóa là điều kiện đủ cho Trung Quốc quyết đoán kiểm soát Biển Đông. Bài viết này đánh giá mối tương tác giữa chiến lược hiện đại hóa quân đội với chính sách quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm gần đây.

Việt Nam có đặc điểm địa lý là độ rộng hẹp, đường bờ biển trải dài hơn 3000km từ bắc tới nam. Các làng chài ven biển Việt Nam từ lâu đã sinh sống dựa vào hoạt động khai thác hải sản trên biển. Trong những thập kỷ gần đây, nghề cá biển của Việt Nam còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như đánh bắt xa bờ, nuôi trồng hải sản theo mô hình công nghiệp. Đây là một trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 thông qua theo Nghị quyết số 36-NQ/TƯ ban hành ngày 22/10/2018. Thực hiện chiến lược này, bên cạnh hoàn thiện hệ thống pháp lý hoạt động nghề cá trên biển, Việt Nam cũng tích cực hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực nhằm nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực sản xuất đi đôi với bảo vệ nguồn cá, hướng tới phát triển nghề cá biển bền vững.

Trong những năm gần đây, khái niệm “trật tự dựa trên luật lệ” thường được chính giới và học giả nhiều nước đề cập trong nhiều bối cảnh và tình huống khác nhau, nhằm chỉ quan điểm xây dựng một trật tự trong quan hệ quốc tế dựa trên nền tảng luật pháp. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn cũng cho thấy trật tự dựa trên luật lệ trong quan hệ quốc tế mang nhiều màu sắc đấu tranh quyền lực, chủ yếu là giữa các cường quốc. Một trật tự dựa trên luật lệ được định hình thông qua quá trình tương tác, cọ sát lợi ích và chính sách giữa các quốc gia. Tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ASEAN hội đủ các điều kiện cơ bản để trở thành một chủ thể dẫn dắt trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực.

Vietnam has a long coastal line of over 3000 km running along the country from the north to the south. Fishing villages have long earned their living from marine catch. In the past decades, marine fishery industry in Vietnam have expanded to new areas, including distant marine catch and marine aquaculture. This is a part of Vietnam’s Strategy for sustainable marine economic development until 2030, with a vision to 2045, adopted in Resolution 36-NQ/TW on October 22, 2018 by the Central Committee of the Vietnamese Communist Party. To realise this end, Vietnam has been establishing a comprehensive legal and administrative regulation framework, strictly implementing the strategy and at the same time fostering marine fishery cooperation with other countries to enhance its capabilities in fishery industry and protect natural fishery resources.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday365
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1137
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5905
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297217

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla