Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024

Nguyễn Thái Yên Hương

Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, các vấn đề có tính chất toàn cầu ngày càng chi phối chính sách đối ngoại của các nước, đặc biệt là tại diễn đàn đa phương. Các nhà hoạch định chính sách bắt đầu nhận thức được rằng có một số vấn đề, trước đây chỉ là mối quan tâm riêng của mỗi quốc gia, nay đã thu hút được sự chú ý của nhiều nước. Các vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, môi trường bị tàn phá và bạo lực cộng đồng - đang đe dọa nền văn minh của nhân loại và đáng chú ý hơn cả là những nguy cơ mang tính phi truyền thống đối với quan hệ quốc tế. Hiện tại các vấn đề này đang trở thành các chủ đề nổi trội trong nghiên cứu và hoạch định chính sách của các nước, nhất là Mỹ. Sự phát triển của tình hình này đặt ra vấn đề là liệu các vấn đề mang tính toàn cầu có phải là những vấn đề được Mỹ sử dụng như một công cụ can thiệp vào công việc quốc tế và nội bộ các nước trong thời kỳ toàn cầu hóa hay không? Các vấn đề hiện tại được Mỹ triển khai và thúc đẩy có thay thế cho việc dùng vũ lực hay chỉ là những biện pháp được Mỹ tiến hành song song? Đó là những vấn đề cần giải đáp nhằm góp phần cho việc hoạch định chính sách của Việt Nam đối với Mỹ trong giai đoạn mới. Nhằm giải đáp một phần những vấn đề đã nêu, trong bài viết, tác giả sẽ tập trung phân tích những vấn đề sau: (i) cơ sở tạo nên sự quan tâm của Mỹ đối với các vấn đề toàn cầu; (ii) Các vấn đề toàn cầu trong chính sách đối ngoại Mỹ và (iii) Các vấn đề toàn cầu trong quan hệ Mỹ - Việt.

Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung là kênh đối thoại cấp chính phủ giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề chiến lược và kinh tế trong quan hệ Mỹ - Trung diễn ra hàng năm. Đồng chủ trì Đối thoại là cấp Bộ trưởng - Phó Thủ tướng. Đây đang là một hiện tượng nổi lên như một hoạt động quốc tế khiến cả thế giới chú ý. Tuy nhiên, cho đến nay những bình luận và đánh giá chưa có sự thống nhất. Bài nghiên cứu này cố gắng vận dụng những phương pháp tiếp cận khách quan để thử tìm hiểu những khuynh hướng chủ yếu của hiện tượng được coi là có ý nghĩa trong hệ thống chính trị thế giới hiện nay. Thay vì chỉ có những bình luận định tính, bài viết tiến hành tập hợp tư liệu và áp dụng phương pháp phân tích thống kê.[1] Trên cơ sở đó, kết hợp với những đánh giá từ góc nhìn quan hệ quốc tế, chính trị học rút ra những nhận xét bước đầu về thực chất của hoạt động này. Tác giả bài viết cũng mong muốn làm rõ một thực tế về vai trò đáng ra có thể được vận dụng tốt nhưng đang bị “lãng quên” của phương pháp nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Tuy nhiên, bài viết sẽ không đi sâu vào việc giải thích hay diễn giải từng bước triển khai trong biện pháp nghiên cứu định lượng thống kê mà chỉ mong muốn áp dụng vào một trường hợp cụ thể, mới đang được chú ý với mong muốn làm rõ hơn một phương pháp đã và đang được quan tâm.

“Một khoa học được coi là hoàn thiện chỉ khi nào nó ứng dụng được toán học”. (C.Mác)



[1] Bài viết này là một thử nghiệm của tác giả khi áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng vốn đã được giới nghiên cứu khoa học chính trị Mỹ (TG tiếp thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu ở Mỹ) và một số nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam (như GS.TSKH Vũ Minh Giang) áp dụng khi triển khai trong các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về lịch sử Việt Nam. Đọc thêm các bài viết cụ thể về phương pháp định lượng trong Vũ Minh Giang, Lịch sử Việt Nam - Truyền thống và hiện đại, Nxb. Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 2014.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday440
mod_vvisit_counterYesterday300
mod_vvisit_counterThis week1189
mod_vvisit_counterLast week1020
mod_vvisit_counterThis month3313
mod_vvisit_counterLast month7016
mod_vvisit_counterAll days301641

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla