Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Thúy Hằng

Ngày nay, xây dựng Cộng đồng là một nhiệm vụ đầy tham vọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Không phải ngẫu nhiên mà ASEAN nhìn vào kinh nghiệm phong phú của Liên minh châu Âu khi vạch ra kế hoạch trở thành một Cộng đồng vào năm 2015. Nghị viện châu Âu là một tổ chức khá quan trọng và thành công của EU với vai trò là một trong hai nhánh chính trong cơ quan lập pháp của EU. Với bài viết này, tác giả nghiên cứu mô hình hợp tác Nghị viện châu Âu, bằng cách phân tích một số đặc trưng của Nghị viện châu Âu và so sánh chúng với những đặc trưng của Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Qua đó, tác giả cố gắng trả lời câu hỏi liệu chúng ta có thể áp dụng mô hình Nghị viện châu Âu cho AIPA?

Nguyên tắc “Trách nhiệm bảo vệ” người dân (Responsibility to Protect - R2P) là một khái niệm tương đối mới trong quan hệ quốc tế (QHQT). Khái niệm này ra đời và được xây dựng thành một nguyên tắc ngày càng quan trọng trong QHQT hiện đại nhằm ngăn chặn, chống lại các hành động diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại nhân loại. Được ghi nhận trong Văn kiện Hội nghị thượng đỉnh thế giới do Đại hội đồng tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc (LHQ) tháng 9/2005 và đến năm 2011, nguyên tắc R2P lần đầu tiên được Hội đồng Bảo an (HĐBA) viện dẫn để giải thích cho việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị tại Li-bi. Chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ-NATO tại Li-bi nhân danh nguyên tắc “R2P” đã và đang thực sự làm dấy lên mối lo ngại và tranh cãi trong cộng đồng quốc tế về nguyên tắc này. Đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự lo ngại thể hiện nổi bật với nhiều ý kiến trái chiều

This paper offers an insight into documentary research method. Seeking to provide qualitative researchers knowledge of how to best employ documentary research in the discipline of politics. Showing that documentary research - a qualitative research method can be widely used in collecting data for politics research. The paper first begins with defining research and politics, then discusses the role and appropriateness of documentary research in politics before examining the quality control formula of handling documentary sources and sketching out six main steps in the process of thematic analysis proposed to be used to have a comprehensive understanding of the collected data and build up evidence for the research questions. It concludes that documentary research method can be effectively used in the study of politics and can be employed to discover interesting issues related to politics.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday321
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1564
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6332
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297644

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla