Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Phúc Luân

Vượt qua cơn khủng hoảng

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, chúng ta chưa kịp khôi phục nền kinh tế-xã hội sau 30 năm chiến tranh, thì đã phải đương đầu với mưu đồ của các thế lực thù nghịch tìm mọi cách cô lập ta về mọi mặt, tiến hành cuộc bao vây cấm vận kinh tế, chính trị, làm cho đất nước càng lún sâu thêm trong cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, tưởng chừng như khó vượt qua.

Nhằm chống lại thách thức to lớn này, đồng thời mở ra con đường xây dựng, phát triển đất nước thích hợp, Đại hội VI của Đảng CSVN tháng 12/1986 đã quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đời sống kinh tế-xã hội đất nước. Công cuộc đổi mới đang triển khai những bước đầu quan trọng thì cuối thập kỉ 1980 đến năm 1991, các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tạo ra cơn khủng hoảng cả về lý luận lẫn thực tiễn trong quan hệ quốc tế toàn cầu, giáng một đòn chí mạng vào đường lối chính trị quốc tế và hệ thống chính sách đối ngoại của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đáng nói là gần như cùng thời gian này, Việt Nam còn phải đối phó với hành động chiến tranh xâm phạm biên giới, gây mất ổn định xã hội không nhỏ trong khi đất nước ta cần hòa bình để xây dựng. Hơn thế nữa, công cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trên thế giới thời kì này có những bước phát triển nhanh chóng, khiến cho phân công lao động quốc tế có nhiều đảo lộn. Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu được đẩy mạnh. Tất cả những điều đó làm cho Việt Nam, một quốc gia nhỏ mới ra khỏi chiến tranh, đang chịu tác động của nhiều cuộc khủng hoảng, phải đối mặt với nhiều thách thức, khả năng tụt hậu và nguy cơ tồn vong...

Thế kỷ 20 đã ghi nhận một sự kiện lớn trong quan hệ quốc tế:

Chưa bao giờ trong kỷ nguyên hiện đại, Hoa Kỳ - một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới phương Tây - lại buộc phải đi theo kết cục lô-gích thời đại, công khai thừa nhận thất bại trong cuộc chiến tranh hiện đại chống một nước nhỏ yếu kém về trình độ phát triển kinh tế, vừa thoát khỏi xiềng xích nô lệ bằng một cuộc chiến tranh giải phóng gần 10 năm. Nó được ghi nhận bằng một thoả thuận quốc tế “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”.

Dân tộc nhỏ muốn thắng đế quốc to, như lời Bác Hồ căn dặn, cần phải “biết sức ta, biết sức địch trăm trận đều thắng”; phải biết kết hợp chính trị, quân sự, ngoại giao để tạo sức mạnh nội lực, đồng thời phải gắn cuộc đấu tranh của nhân dân ta với xu thế phát triển thế giới để tạo sức mạnh cộng hưởng giữa dân tộc và thời đại, buộc đối phương chấp nhận thất bại đúng lúc. Nổi lên trong quan hệ giữa xu hướng chiến tranh và hoà bình là nghệ thuật Hồ Chí Minh, biết dùng ngoại giao để chuyển thế trận buộc đối phương phải từ đối đầu quân sự sang xu thế đối thoại hoà bình nhằm kết thúc xung đột có lợi cho con người của cả hai phía. Đó cũng chính là trí tuệ lớn thể hiện bản lĩnh Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế.

Để thấy rõ trí tuệ Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển thế trận đánh - đàm phải chăng còn cần làm rõ một số vấn đề sau đây:

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday391
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1163
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5931
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297243

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla