Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tạ Minh Tuấn

*Có thể nhận định rằng kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chưa bao giờ an ninh châu Á-Thái Bình Dương được quan tâm nhiều như hiện nay. Lý do không phải vì khu vực này tập trung các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, mà vì những thay đổi trong cấu trúc an ninh tại đây sau sự kiện khủng bố 11/9/2001. Trước kia an ninh thường được hiểu theo nghĩa truyền thống, đó là an ninh quốc gia được bảo đảm bằng sức mạnh quân sự, và mối đe dọa lớn nhất đối với một nước là chiến tranh xâm lược từ bên ngoài, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Các liên minh quân sự hoặc các mối quan hệ đồng minh vì thế cũng hình thành để đối phó với những mối đe dọa đó. Một số diễn đàn và cơ chế an ninh tầm cỡ khu vực như APEC hay ARF đã giúp các nước xây dựng lòng tin và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn. Ở mức độ nhất định, các cơ chế này đã phát huy được vai trò của mình.

Tuy nhiên, những năm gần đây, an ninh phi truyền thống nổi lên thành thách thức lớn đối với các quốc gia trong vùng. Mặc dù không phải là mối đe dọa mới, nhưng tính phức tạp và hậu quả do chúng gây ra khiến tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương, dù lớn hay nhỏ, đều phải tập trung giải quyết. Những thách thức này có thể được chia thành hai loại chính: (i) Do con người gây ra: khủng bố, cướp biển, di cư bất hợp pháp, buôn bán người, buôn lậu ma tuý, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (tội phạm kinh tế, tội phạm trên mạng internet...), khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên (xuống cấp nghiêm trọng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên); và (ii) Do thiên nhiên: thảm họa thiên nhiên (động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, lở đất...), các bệnh dịch (cúm gia cầm, lở mồm long móng, SARS, HIV/AIDS...)...

 

Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, chính sách đối ngoại của Mỹ có những thay đổi cơ bản. Bên cạnh ưu tiên chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu, Mỹ còn tập trung vào những nỗ lực chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Các nhà hoạch định chính sách Mỹ lo ngại rằng nếu các loại WMD rơi vào tay khủng bố thì đó sẽ là một hiểm họa khôn lường. Trong bản “Chiến lược an ninh quốc gia” tháng 9/2002, Tổng thống George W. Bush đã chỉ rõ: “Mối đe dọa nguy hiểm nhất mà dân tộc chúng ta [Mỹ] phải đương đầu chính là sự kết hợp giữa chủ nghĩa cực đoan với công nghệ. Kẻ thù của chúng ta đã tuyên bố không giấu diếm rằng chúng đang tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt và có bằng chứng cho thấy chúng đang quyết tâm thực hiện điều đó. Nước Mỹ sẽ không cho phép những việc này xảy ra.” Đối với Mỹ, việc các phần tử khủng bố có trong tay WMD sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất, do đó Mỹ quyết tâm ngăn chặn bất cứ hình thức phổ biến WMD nào. Ngay trong tháng 12/2002, chính quyền của Tổng thống Bush đã cho công bố “Chiến lược quốc gia chống vũ khí hủy diệt hàng loạt”, với nội dung là mục tiêu, phạm vi và cách thức thực hiện. Trong khi các biện pháp không phổ biến truyền thống như ngoại giao, kiểm soát vũ khí, hỗ trợ giảm các mối đe dọa và kiểm soát xuất khẩu vẫn được thúc đẩy, thì Chiến lược này còn đặc biệt chú trọng chống phổ biến khi sự việc xảy ra và xử lý hậu quả của việc sử dụng WMD. Đây là tuyên bố chính sách toàn diện nhất của Mỹ về vấn đề chống phổ biến WMD...

 

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday349
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1121
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5889
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297201

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla