Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tô Minh Thu

Trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, Trung Quốc coi quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT) là một bước đi quan trọng. Việc một đồng tiền quốc gia trở thành đồng tiền quốc tế đem lại nhiều lợi ích to lớn cho quốc gia phát hành. Điều này cũng tác động không nhỏ đến hệ thống tài chính quốc tế nói chung, các nền kinh tế lớn và các nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, để có thể được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nền kinh tế của quốc gia phát hành và đồng tiền đó phải thỏa mãn được nhiều điều kiện không dễ dàng. Quá trình quốc tế hóa đồng NDT cũng không phải là một ngoại lệ. Bài viết sau đây sẽ điểm lại một số vấn đề lý thuyết về quốc tế hóa tiền tệ, những bước đi của chính phủ Trung Quốc nhằm quốc tế hóa đồng NDT trong thời gian qua và đánh giá triển vọng của đồng NDT với tư cách là một đồng tiền quốc tế.

Cơ chế Hợp tác Mê Kông - Lan Thương chính thức được thành lập cách đây hơn hai năm và đã nhanh chóng trở thành một cơ chế hợp tác năng động nhất ở tiểu vùng Mê Kông. Đây là cơ chế hợp tác có sự tham gia của tất cả các nước trong tiểu vùng, với các trụ cột, lĩnh vực ưu tiên hợp tác rộng, đặc biệt là cam kết hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ Trung Quốc. Sự phát triển nhanh của Hợp tác Mê Kông - Lan Thương là vấn đề quan tâm của các nước thành viên, thu hút sự chú ý của các nước liên quan. Bài viết sẽ phân tích lợi ích, mục tiêu của các nước khi tham gia Hợp tác Mê Kông - Lan Thương và những xu hướng phát triển lớn có tác động đến hợp tác tiểu vùng. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số nhận định về triển vọng phát triển của Hợp tác Mê Kông - Lan Thương trong thời gian tới.

The Mekong - Lancang Cooperation (MLC) mechanism was officially established more than two years ago and has quickly become the most active cooperation mechanism in Mekong sub-region. This mechanism includes all sub-regional countries, covers broad cooperation areas with an ambitious agenda. The rising of MLC has drawn attentions from both members and partner countries. This paper analyses the interest and the motivation of MLC member countries and identifies major development trends affecting sub-region cooperation. The paper then provides comments on the development prospects of the MLC in the years to come.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday268
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1040
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5808
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297120

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla