Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Trần Việt Thái

Ths.

Sau khi bị quân và dân Cam-pu-chia phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam đánh tan rã (tháng 1/1979), tàn quân Khmer đỏ dần tập hợp lại, được một số nước cung cấp viện trợ, đất thánh để tiếp tục chống phá Nhà nước, chính quyền cách mạng Cam-pu-chia. Khmer đỏ là lực lượng mạnh nhất trong Chính phủ liên hiệp Cam-pu-chia dân chủ lưu vong (CGDK), đã nhiều lần tổ chức thâm nhập địa bàn, tấn công, cướp phá, gây tổn thất không nhỏ cho Cam-pu-chia. Sau khi Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được ký kết (tháng 10/1991), Khmer đỏ thậm chí còn có hai đại diện hợp pháp trong Hội đồng dân tộc tối cao (SNC) và được hưởng một số quyền lợi nhất định. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan, lực lượng này đã dần suy yếu và tan rã hoàn toàn vào năm 1999.

Những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết có giá trị về Cam-pu-chia được công bố, nhưng ở trong nước hầu như chưa thấy có công trình, bài viết nào viết riêng về nguyên nhân tan rã của Khmer đỏ giai đoạn sau Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia năm 1991. Khmer đỏ từng là một lực lượng chính trị - quân sự quan trọng ở Cam-pu-chia, có ảnh hưởng không nhỏ tới hòa bình, ổn định không chỉ ở Cam-pu-chia, mà còn cả khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương trong suốt bốn thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Do đó, việc nghiên cứu về nguyên nhân và quá trình tan rã của Khmer đỏ sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề, nhất là về vai trò và sự cạnh tranh của các nước lớn ở Cam-pu-chia trong giai đoạn này. Thông qua bài viết, tác giả muốn cung cấp thêm thông tin về quá trình tan rã và đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của Khmer đỏ trong giai đoạn 1991 - 1999.

Bài viết bao gồm hai phần, trong đó phần đầu khái quát lại quá trình tan rã của Khmer đỏ từ năm 1991 đến năm 1999 và phần còn lại sẽ tập trung phân tích những nguyên nhân dẫn tới việc Khmer đỏ bị diệt vong.

 

Cuộc chiến tại Li-bi đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Tình hình chiến sự tại Li-bi diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Mỹ và NATO đã tiến hành các cuộc không kích ngày càng dữ dội vào Li-bi và kéo dài cuộc chiến nhiều tháng nhưng không những chưa đạt kết quả như mong muốn mà còn đang có nguy cơ bị sa lầy.
Thông qua việc phân tích các nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của các nước lớn tại Li-bi, các tác giả mong muốn qua bài viết này làm sáng tỏ: (i) Các nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến hiện nay tại Li-bi; (ii) Thái độ, lợi ích của các bên liên quan và (iii) Một số hệ lụy, tác động của cuộc chiến đối với quan hệ quốc tế. Bài viết cung cấp một bức tranh chân thực, khách quan về cuộc chiến tại Li-bi và góp phần cho thấy những tác động sâu rộng của cuộc chiến tại Li-bi tới hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Tại cuộc bầu cử Quốc hội Cam-pu-chia khóa VI, đảng CPP đã chiến thắng áp đảo và giành được toàn bộ 125 ghế tại Quốc hội Cam-pu-chia khóa mới. Bài viết đi sâu phân tích bối cảnh tình hình diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội ở Cam-pu-chia vừa qua và rút ra nhận định rằng tình hình trong nước và quốc tế thời gian qua về cơ bản là thuận lợi cho CPP. CPP đã làm tốt công tác chuẩn bị cho bầu cử với việc Đại hội sớm, đề ra được cương lĩnh tranh cử phù hợp. Các mặt công tác đảng của CPP đã được đổi mới mạnh mẽ; trong khi đó, các đảng đối lập bị suy yếu, không có thực lực, không thể cạnh tranh được với CPP về mọi mặt. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi tuyệt đối của CPP. Dự báo chiều hướng chính sách của CPP thời gian tới cơ bản sẽ không có nhiều thay đổi. Riêng về đối ngoại, CPP/Cam-pu-chia sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc và có thể sẽ có điều chỉnh trong quan hệ với Mỹ và phương Tây.

Cuộc bầu cử cuối tháng 7/2013 của Cam-pu-chia đã cho ra kết quả bất ngờ. Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) chỉ giành được 68 ghế, giảm 22 ghế so với khóa trước, Đảng Cứu quốc (CNRP) giành được 55 ghế trong khi Đảng Bảo hoàng (FUNCINFEC) không giành được bất kỳ ghế nào tại Quốc hội khóa tới. Có nhiều nguyên nhân giải thích “chiến thắng khiêm tốn” của CPP, đó là sự thay đổi về thế hệ trong đảng; CPP có nhiều vấn đề nội bộ như tham nhũng, đấu đá chính trị, bè phái… Trong khi đó CNRP với nhiều đảng viên kỳ cựu đã có sự tiến bộ vượt bậc, trưởng thành cả về cơ cấu tổ chức, khả năng lãnh đạo, vận động tranh cử, vận động tài chính. Cương lĩnh tranh cử của CNRP lần này cũng rất hấp dẫn và thực tế. Bên cạnh đó, sự sa sút của FUNCINPEC đã đánh dấu sự chấm hết đối với một đảng chính trị của hoàng gia vốn có quá nhiều mâu thuẫn nội bộ và bị suy yếu nghiêm trọng cả về sự lãnh đạo, điều hành, nguồn lực và con người, đồng thời gián tiếp dồn phiếu cho CNRP.

Tình hình hiện nay tại Cam-pu-chia có cả những tác động tích cực và tiêu cực, có nguy cơ đưa đất nước Cam-pu-chia đến chỗ bế tắc về chính trị, giống như năm 2003. Qua kỳ bầu cử Quốc hội lần này, cử tri Cam-pu-chia đã chuyển đi một thông điệp rằng Cam-pu-chia đang thay đổi và họ vẫn tín nhiệm CPP, vẫn bỏ phiếu cho CPP bởi những thành tích trong quá khứ, nhưng ẩn sau mỗi lá phiếu là mong muốn CPP phải thay đổi, phải đổi mới để đáp ứng sự trông đợi của mỗi cử tri.

Là hai nước lớn hàng đầu ở Đông Á, có vai trò trụ cột không chỉ đối với sự phát triển kinh tế, thương mại và hòa bình, ổn định của cả châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á, mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc còn có tầm ảnh hướng to lớn trên phạm vi toàn thế giới. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, quan hệ Nhật - Trung đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, từ phát triển ổn định, hợp tác hữu nghị cho đến “kinh tế nóng, chính trị lạnh”. Sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị cấp cao APEC-22 được tổ chức tại Bắc Kinh (11/2014), mối quan hệ hai nước đã có một số dấu hiệu hòa dịu, song về tổng thể, quan hệ Nhật - Trung vẫn chưa có những phát triển thực chất mang tính đột phá. Bài viết dưới đây tập trung phân tích những điều chỉnh chính sách của Nhật Bản đối với Trung Quốc và ngược lại chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong thời gian gần đây, đồng thời đưa ra một số đánh giá về triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Ngày 15/10/2012, cựu hoàng Norodom Sihanouk, một nhân vật lịch sử đặc biệt, một chính trị gia có tên tuổi, có tầm cỡ ở khu vực và trên thế giới đã qua đời tại Bắc Kinh, hưởng thọ 89 tuổi. Đây là sự kiện quan trọng, có tác động không chỉ tới đất nước Campuchia, mà còn tới quan hệ quốc tế ở khu vực. Do vậy, đánh giá đúng, đầy đủ và có chiều sâu về vai trò và di sản của ông, cũng như tác động của việc ông qua đời đối với tương lai chính trị của Campuchia, tới quan hệ Việt Nam - Campuchia là nhiệm vụ quan trọng, rất cần thiết nhưng cũng không đơn giản. Bài viết này cố gắng đánh giá một cách khách quan nhất về vai trò lịch sử và di sản của Norodom Sihanouk đối với đất nước Campuchia, với quan hệ Việt Nam – Campuchia và từ đó dự báo một số nét lớn về tương lai chính trị của Campuchia thời kỳ hậu Sihanouk.

ASEAN hiện nay được đánh giá là một khu vực tăng trưởng nhanh và năng động nhất thế giới với 10 quốc gia, dân số đạt 625 triệu người, chiếm 8,6% tổng dân số thế giới, Theo Hiến chương ASEAN, một trong những mục tiêu của ASEAN đảm bảo nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hòa bình trong một môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp; tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết, đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo cho thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân và tạo dựng bản sắc chung của một khu vực. Bài viết này trình bày các cơ hội và thách thức đối với lao động và việc làm cho Việt Nam khi ASCC có hiệu lực từ 31/12/2015

Vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam thiệt thòi khi không giữ được mức độ ảnh hưởng đối với Campuchia. Một số ý kiến khác cho rằng Việt Nam đã thành công giải quyết vấn đề, qua đó tạo điều kiện phát triển quan hệ với các nước. Bài viết này cho thấy việc giải quyết vấn đề Campuchia là một tất yếu khách quan. Việt Nam đã đấu tranh ngoại giao cả trực tiếp và gián tiếp và đã có những đóng góp thực chất cho Hội nghị. Mặc dù chịu sức ép lớn của các nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (P5), nhưng Việt Nam đã phối hợp khá tốt với Nhà nước Campuchia (SOC). Bài viết nhận định rằng, mặc dù còn ý kiến khác nhau, kết quả của Hội nghị Paris về Campuchia (1993) có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.

Bài viết tập trung nghiên cứu về tình hình Cam-pu-chia trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 1999 bằng cách tìm hiểu những nhân tố đến từ nội bộ và các quốc gia khác trong khu vực cũng như toàn thế giới, cụ thể trong bài viết tác giả đã nhắc tới quá trình đấu tranh chính trị giữa các phe phái trong nước và sự hậu thuẫn, can thiệp của các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản và các nước phương Tây khác, với những tác động lớn vào quá trình biến động phức tạp tại đất nước Cam-pu-chia. Đồng thời, xuyên suốt quá trình 10 năm nói trên, các động thái của ASEAN và Liên Hợp Quốc đều góp phần để lại hệ quả to lớn cho Cam-pu-chia. Bên cạnh đó, mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Cam-pu-chia trong giai đoạn này dần ổn định, tiến tới sự hợp tác hữu nghị lâu dài.

At the recent election of Cambodia’s 6th National Assembly, the CPP had a sweeping victory and taken all 125 seats in Cambodian National Assembly. This article will seek to analyze the context when the election was organized and recapitulate that the situation, both internationally and domestically, is favorable for the CPP. CPP has been well-prepared for the election by holding its early congress and mapping out an appropriate political party platform. All of the party’s activities have been significantly reformed; meanwhile, opposition parties were incompetent and unable to compete with the CPP in all fields. These are reasons for the landslide victory of the CPP. It is forecasted that there will be no remarkable changes in the policy orientations of CPP in the coming time. In terms of foreign relations, CPP will depend more on China and may have adjustments in their relations with the US and the West.

Currently, there are many ways of defining emerging security architectures in the Asia-Pacific region. In broader sense, the regional security architecture includes both systems of multilateral institutions set up and run by ASEAN and those security arrangements between the United States and its allies in the region. But in its narrowest sense and from regional perspective, the regional security architecture is defined as a system of multilateral institutions in security field in the Asia-Pacific region, which are led by ASEAN and not including bilateral security arrangements between the US and its allies. In recent years, the regional security architecture in Asia Pacific region has been undergoing important changes. With many new issues and challenges, countries in and outside the region have to make deliberate calculations in the process of formulating policies for their own and regional security. This paper will focus on main institutions of ASEAN, which are considered as constituting the regional security architecture, exploring the tools and role of ASEAN in the security architecture, new issues and challenges emerging recently and suggesting some ways forwards from a regional perspective.

ASEAN is preparing to celebrate the 50th anniversary of its establishment this year (1967 – 2017). Since its inception in 1967, ASEAN has played a crucial role in transforming Southeast Asia from a region ridden by poverty, under-development and armed conflicts into an open, increasingly rule-based region marked by rising prosperity, greater political stability and a dramatically diminished risk of major armed conflicts among member states. Given the tremendous and unpredictable changes occurring in the region and around the globe recently, ASEAN is now facing with profound and daunting challenges at both global and regional levels. These challenges will test ASEAN’s principles, institutions, unity and vitality. In fact, fundamental norms and assumptions that have long shaped international relations at the global and regional levels are being challenged seriously. The rise of populism, protectionism and isolationism such as the election of Donald Trump as President of the United States, and the growth in right-wing populist movements in many places in Europe and around the world have added to the growing strains in the international relations system. In this dramatic context, ASEAN needs to act swiftly, collectively and decisively in order to preserve its identity and centrality in regional affairs and stay relevant in international relations.

This article is intended to review the history and successes of ASEAN in the past 50 years, identify the tremendous challenges waiting for ASEAN in the future and propose some important policy recommendations for ASEAN to overcome these challenges in a fast changing and increasingly complicated global and regional environment.

Key words: ASEAN, AEC, ASEAN Secretariat, ASEAN Charter

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday577
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1820
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6588
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297900

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla