Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Tâm Chiến

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 1929 - 1933. Điểm nổi lên của cuộc khủng hoảng từ năm 2008 này là nó bắt nguồn từ Mỹ, một nền kinh tế thị trường phát triển và lớn nhất hiện chiếm gần 1/4 GDP toàn cầu và nhanh chóng lan thành khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì vậy việc đánh giá tiếp cuộc khủng hoảng chắc còn cần nhiều suy ngẫm...

Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại trở thành xu hướng chính sách được nhiều nước theo đuổi. Hầu hết các nước đều cố gắng tìm cách cải thiện quan hệ quốc tế của mình nhằm tạo ra các điều kiện và vị thế quốc tế tốt nhất để tồn tại và phát triển. Có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của xu hướng này. Trước hết, “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe, hai siêu cường đã chấm dứt, trào lưu hòa bình, hợp tác phát triển trở thành xu thế chủ đạo. Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa sâu rộng làm gia tăng hơn bao giờ hết không gian và lĩnh vực quan hệ đối ngoại của các nước, làm cho sự tùy thuộc nhau giữa các quốc gia về an ninh và phát triển tăng lên rõ rệt. Và sau cùng, nhưng không phải tất cả, là sự xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác cùng tham gia xử lý.

Tuy nhiên, tình hình thế giới luôn biến đổi khó lường. Do đó, mỗi quốc gia khi mở rộng các hoạt động quốc tế thời toàn cầu hóa càng phải nâng cao khả năng “chơi cờ tổng hợp”, phải linh hoạt tối đa, phải nhìn xa trông rộng, căn cứ vào vị trí và lợi ích của mình mà tìm ra các giải pháp tối ưu nhất về chính sách đối ngoại. Hay nói cách khác là phải xử lý tổng hòa tốt nhất các mối quan hệ quốc tế (QHQT) trong một thế giới ngày càng đa dạng, phức tạp và biến đổi nhanh chóng.

Sau hai mươi nhăm năm đổi mới, từng bước mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt, trở thành một nước “bình thường” và có vị thế quốc tế ngày càng cao. Ngoại giao Việt Nam đã có phần đóng góp đặc biệt vào quá trình này. Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu đã được Đảng ta đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách ngoại giao toàn diện trên cơ sở tư duy mới.

Từ đầu những năm 2000 đến nay, quan hệ Mỹ - Trung, đã có nhiều biến đổi cùng với những đổi thay sâu rộng về mọi mặt trên thế giới. Từ một mối quan hệ mất cân xứng khá lớn thì nay đã xuất hiện những tín hiệu cho thấy quan hệ đó đang chuyển đổi qua trạng thái mới. Sự phát triển kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc sau ba thập kỷ, trong khi kinh tế Mỹ sa sút nghiêm trọng, là những yếu tố hàng đầu đưa đến sự điều chỉnh chiến lược và quan hệ giữa hai cường quốc này với một bên là Mỹ - vẫn là siêu cường có sức mạnh quân sự vượt trội với một bên là Trung Quốc đang vươn lên nhanh về kinh tế và quân sự.
Quan hệ Mỹ - Trung, một thành tố quan trọng của môi trường quốc tế đương đại, đang và sẽ tác động trực tiếp và sâu sắc đến cục diện thế giới, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đại đa số các nước không thể không quan tâm đến mối quan hệ này. Đặc biệt đối với các nước vừa và nhỏ, việc tiếp cận và nghiên cứu mối quan hệ giữa các cường quốc, trong đó có quan hệ Mỹ - Trung và dự đoán sát sao về tác động của bàn cờ các nước lớn trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng trở nên cần thiết cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình. Bởi vậy, bài viết này xin góp phần nhìn lại quan hệ Mỹ - Trung trong hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ 21 và xác định vị trí của giai đoạn này trong quan hệ giữa các nước lớn.

Bài viết nhận định rằng thế giới đang chuyển sang “Thế giới Mạng - đa trung tâm” và trong bối cảnh đó Việt Nam là một nước không lớn và đang gặp những thách thức nghiêm trọng mới đối với chủ quyền, an ninh và phát triển, nhưng về lâu dài, vẫn có những thuận lợi chiến lược để tận dụng các thay đổi trong trật tự và luật chơi quốc tế đang định hình, giúp củng cố hơn nữa vị thế độc lập, đồng thời khai thác tối đa có thể các nguồn lực từ bên ngoài vì an ninh và phát triển đất nước”. Tăng cường tính độc lập và sự linh hoạt cao nhất về đối ngoại trong thế giới mạng đa trung tâm là thấm nhuần tư tưởng và thực tiễn Ngoại giao Hồ Chí Minh, phục vụ tốt nhất các lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam.

The author of this article claims that the world is being transformed to a “world of multi-center network” and in that context, Vietnam, a small country, has faced new serious challenges for its sovereignty, security and development. In the long run, however, there are many strategic advantages for Vietnamfrom the reshaping of international order and rules of the game. It could be a great change for Vietnam to further strengthen its independence status and at the same time, exploit as much as possible the external resources for its national security and development. Strengthening the independence and flexibility at the highest level on foreign activities in the new world of multi-center network is a good grasp of the Ho Chi Minh’s Thoughts and practicality in foreign relations.

Key words: world order, world of multi-center network, Vietnam’s foreign relations

 

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday94
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1337
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6105
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297417

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla