Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tổng quan an ninh con người ở Đông Nam Á

Những năm gần đây, Đông Nam Á chứng kiến nhiều thảm họa tác động trực tiếp đến an ninh con người trong khu vực. Trận bão Nagri đổ bộ vào Mi-an-ma tháng 3/2008 cướp đi cuộc sống của hơn 80 ngàn người. Trước đó, thảm họa sóng thần trên biển Thái Bình Dương năm 2004 khiến hơn 50 ngàn người In-đô-nê-xi-a và 3 ngàn người Thái Lan thiệt mạng, hàng triệu người đột ngột rơi vào cảnh bần hàn.

Bên cạnh những thiên tai, người dân ở Đông Nam Á còn thường xuyên gặp những thách thức tiềm tàng trong quá trình phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực năm 1997-1998 đã đẩy nhiều người In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, và Thái Lan  vào cảnh cùng quẫn. Năm 2003, Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) lan rộng ở nhiều nước Đông Nam Á phủ bóng đen lên nền kinh tế các nước và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Thủ tướng Xinh-ga-po Gok Chok Tong cho rằng có thể nguy hại cho các nền kinh tế hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính khu vực trong giai đoạn trước.[1] Tháng 5/2008, giá lương thực trong khu vực và thế giới tăng đột biến,  gây ra những bất ổn xã hội và biến động chính trị trong thời gian ngắn ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở Phi-lip-pin, đã có thời điểm quân đội được huy động để bảo vệ các điểm bán lương thực. Việt Nam, một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá gạo trong thời điểm đó có ngày tăng quá nửa, thách thức trực tiếp cuộc sống của người dân. Tỉ lệ không ít dân số vừa thoát nghèo có nguy cơ rơi trở lại dưới chuẩn.

Những thách thức đối với an ninh con người ở các nước Đông Nam Á còn nhiều, và có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều quốc gia trong khu vực đã có những chương trình cụ thể. Song ASEAN và các cơ chế đa phương khác trong khu vực vẫn chưa có một nghị trình tương xứng để giải quyết các thách thức đó, trong khi yếu tố bảo đảm an ninh con người thường mang bản chất hợp tác hơn là đấu tranh. Bài viết này nhằm phân tích sự nổi lên của vấn đề an ninh con người ở Đông Nam Á và giải thích tại sao hợp tác trong khu vực chưa tương xứng với nhu cầu của các quốc gia...



Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Trong số này

  1. Quan hệ Việt Nam và các nước
  2. Các vấn đề Quốc tế
  3. Nghiên cứu trao đổi
  4. Thông tin - tư liệu

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday14
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1257
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6025
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297337

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla