Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Bùi Thanh Sơn

*Bang giao luôn là một vấn đề quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Vì vậy, nền ngoại giao Việt Nam đ­ược cha ông ta thực hiện từ cách đây hàng ngàn năm có bề dày và chiều sâu lịch sử truyền thống rất đáng tự hào. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới của Ngoại giao Việt Nam - ngoại giao thời kỳ hiện đại. Từ đây, nền ngoại giao Việt Nam hiện đại không ngừng lớn mạnh phát triển, đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đã mở ra một giai đoạn mới cho nền ngoại giao Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của Ngoại giao Việt Nam giai đoạn này là ngoại giao bắt tay vào thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới. Ngoại giao Việt Nam đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của 20 năm Đổi mới...

 

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế". Từ "hội nhập kinh tế quốc tế" của các kỳ Đại hội trước, chuyển sang "hội nhập quốc tế" một cách toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đại hội XI.

Để triển khai thực hiện chủ trương này, cách đây hơn một năm, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế (Nghị quyết 22). Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Bài viết giới thiệu tổng quan về Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 22 tại Bộ Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học: "50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm" do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, và Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội ngày 16/1/2023

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday50
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week207
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3938
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295250

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla