Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Vũ Dương Huân

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết kết hợp việc đi sứ với công tác tình báo khoa học công nghệ phục vụ phát triển đất nước. Qua những câu chuyện về hoạt động ngoại giao kinh tế, khoa học công nghệ của cha ông, tác giả bài viết nhấn mạnh ngoài công tác ngoại giao, các nhà ngoại giao phải hết sức coi trọng công tác tình báo kinh tế, khoa học công nghệ, đặc biệt là những thông tin cần thiết cho phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ của nước ta, đây chính là những bài học quý cho các nhà ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Trong lịch sử, từ lâu người ta đã nhận thức được vấn đề lợi ích dân tộc trong chính sách đối ngoại của quốc gia. Các vua, chúa đã dùng lợi ích dân tộc để tập hợp, thống nhất các nước chư hầu nhằm chống lại kẻ thù bên ngoài, để bào chữa cho các cuộc hành quân xâm lược của mình, để tiến hành các cuộc hôn nhân hoàng gia… Chính nhà sử học, nhà nghiên cứu chính trị cổ đại Hy Lạp Thucydides đã coi lợi ích dân tộc là cơ sở quan hệ giữa A-ten và Spác và ứng xử của các đồng minh của A-ten và Spác. Tuy nhiên, đến tận năm 1935, khái niệm “lợi ích dân tộc” mới chính thức được sử dụng như một thuật ngữ khoa học, khi được đưa vào từ điển Bách khoa khoa học xã hội Oxford. Đó là công lao của nhà bác học thần học Mỹ R. Niebuhr và nhà sử học Ch. Beard.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã bùng lên cuộc tranh luận về khái niệm “lợi ích dân tộc”, thậm chí học giả nổi tiếng của Mỹ Hans Morgenthau còn gọi đây là “cuộc đại tranh luận mới”. Tham gia cuộc tranh luận lớn này có rất nhiều học giả thuộc các trường phái lý luận chính trị quốc tế khác nhau như chủ nghĩa chính trị hiện thực, chủ nghĩa tự do, các nhà nghiên cứu ở Liên bang Nga v.v…

Trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc có nhiều khuôn khổ hợp tác như: liên minh, đồng minh, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác nhiều mặt, đối tác truyền thống… Liên minh hay đồng minh là hình thức hợp tác cao nhất. Song mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ đồng minh, liên minh đặc biệt. Đó là hình thức liên minh cao nhất trong nhận thức của Việt Nam.

 Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông. Người Việt, người Lào cùng tắm chung dòng nước Mê Công, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn và Phun Xam-xâu. Hai dân tộc Việt, Lào có hàng nghìn năm lịch sử chung sống bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa vào nhau.

 Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, biến Đông Dương thành thuộc địa và Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng nhân dân ba nước, quan hệ Lào-Việt chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất, “quan hệ đặc biệt” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi trong cuộc gặp lãnh đạo hai Đảng năm 1966.

 Sự kiện hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 5/9/1962 là bước phát triển mới của quan hệ đặc biệt Việt-Lào. Từ đây bên cạnh quan hệ Đảng, giao lưu nhân dân còn có quan hệ Nhà nước. Với việc ký kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt-Lào (18/7/1977), quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào có thêm xung lực mới để phát triển. Trong bài viết này, tác giả muốn tập trung phân tích thành tựu quan hệ đặc biệt Việt-Lào, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, và rút ra những đặc điểm của mối quan hệ. Đó cũng là việc làm thiết thực góp phần kỷ niệm những Ngày lễ lớn của hai dân tộc Việt, Lào....

Phân tích quá trình thông qua quyết định đối ngoại là sự đo lường một cách năng động việc phân tích hệ thống chính trị quốc tế và là một trong những vấn đề trung tâm của khoa học xã hội nói chung và khoa học quan hệ quốc tế nói riêng.Nghiên cứu chính sách đối ngoại mà không tính đến quá trình hoạch định chính sách có thể làm giảm giá trị các khả năng dự báo, hoặc nhầm lẫn đáng tiếc. Tại Việt Nam, quá trình hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại có sự tham gia của nhiều cơ quan của Đảng và Nhà nước. Trong bài viết này, khi đề cập đến mô hình của Việt Nam, tác giả bài viết đi sâu phân tích những điểm mạnh và điểm cần điều chỉnh của quá trình ra quyết sách đối ngoại, từ đó đề xuất một số hướng đổi mới trong công tác hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trên cơ sở mở rộng việc tham khảo hoạch định chính sách tới nhiều cơ quan, đối tượng.

* Ngoại giao văn hóa từ lâu đã là một trong những hướng triển khai của ngoại giao các nước Nhật Bản, Ai Cập, Hàn Quốc... Tuy nhiên, đối với Việt Nam, ngoại giao văn hóa mặc dù đã và đang được triển khai, vẫn còn là lĩnh vực tương đối mới mẻ. Qua bài viết này, tác giả mong muốn trao đổi với độc giả về các  vấn đề liên quan tới khái niệm, tầm quan trọng và nội dung của ngoại giao văn hóa. Đây chỉ mới là nhận thức ban đầu, cần tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh...

 

Ngoại giao nghị viện xuất hiện từ lâu. Song trong một thời gian dài ngoại giao nghị viện chưa có điều kiện phát triển mạnh và chỉ là cái bóng của ngoại giao chính phủ, ngoại giao nhà nước. Cùng với việc Chiến tranh lạnh kết thúc, chấm dứt đối đầu Đông-Tây, toàn cầu hóa, xu thế hòa bình và hợp tác phát triển trở thành xu thế lớn của quan hệ quốc tế… ngoại giao nghị viện mới thực sự có bước phát triển đột phá. Vai trò của quốc hội, nghị viện trong hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của quốc gia càng trở nên quan trọng. Giao lưu, tiếp xúc giữa các cơ quan lập pháp trên khắp các châu lục và giữa các nghị sỹ tại các diễn đàn song phương cũng như đa phương ngày một tăng, trở thành một đặc trưng của ngoại giao thế kỷ 21, ngoại giao kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Thông qua bài viết này, tác giả mong muốn giới thiệu khái quát về ngoại giao nghị viện nói chung và hoạt động ngoại giao nghị viện của Quốc hội Việt Nam trong những năm gần đây.

Chúng ta đã nghiên cứu khá nhiều về ngoại giao truyền thống của cha ông ta. Tuy nhiên, triết lý ngoại giao truyền thống vẫn còn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ. Triết lý ngoại giao truyền thống là gì? Nội dung của triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam là gì? Đâu là cội nguồn của triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam? Đây quả là một đề tài hấp dẫn, song cũng rất khó, cần được nghiên cứu nghiêm túc. Trong bài viết này chỉ xin trình bày một số nhận thức ban đầu...

Lịch sử ngoại giao Việt Nam có thể được chia ra làm hai thời kỳ lớn: Ngoại giao truyền thống của cha ông và ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh gồm 5 giai đoạn: 1945-1946; kháng chiến chống Pháp; kháng chiến chống Mỹ; sau giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc và thời kỳ đổi mới. Kế thừa truyền thống văn hiến của dân tộc, ngoại giao ngàn năm của cha ông, soi sáng bằng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao Việt Nam trong hơn 60 năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Ôn cố tri tân bao giờ cũng là cách đóng góp hữu hiệu của ngành Lịch sử ngoại giao Việt Nam đối với sự nghiệp đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

* Cục diện thế giới là những nét chính nổi lên từ tình hình mọi mặt của thế giới, liên quan nhiều tới tương quan lực lượng giữa các chủ thể chủ yếu trên bàn cờ chính trị thế giới trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là những vấn đề khó, phức tạp và có nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu chính  trị quốc tế ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Tác giả bài viết xin được trình bày vài suy nghĩ liên quan tới xu thế phát triển của cục diện thế giới đến năm 2020 và tác động đến Việt Nam...

 

Ngoại giao là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động ngoại giao thông qua hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài. Ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế.

Lãnh đạo hoạt động ngoại giao của quốc gia là Chính phủ, trước hết trực tiếp là Bộ Ngoại giao. Ngoại giao bất cứ quốc gia nào đều mang tính giai cấp. Nội dung, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ của ngoại giao do chế độ kinh tế- xã hội của quốc gia quyết định và lợi ích giai cấp cầm quyền chi phối đường lối đối ngoại của quốc gia...

Đã có một số ý kiến sơ bộ đề cập đến trường phái ngoại giao Việt Nam hoặc trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh. Đây cũng là vấn đề còn tương đối mới mẻ, cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi. Qua bài viết này, tác giả mong muốn trình bày những ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến trường phái ngoại giao Việt Nam như cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như đặc điểm cơ bản của trường phái ngoại giao Việt Nam…

 

Lịch sử nhà Nguyễn có hai giai đoạn khác biệt nhau. Giai đoạn thứ nhất là lịch sử của các chúa Nguyễn với 204 năm bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đến chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại Tây Sơn và xưng đế năm 1802. Mặc dù 5 vị  tổ tiên đầu tiên của nhà Nguyễn vẫn nhận quan tước nhà Lê và Nguyễn Phúc Chu năm 1702 mới xưng chúa, song ý đồ cát cứ đã bắt đầu từ Nguyễn Hoàng nên cả 9 vị đều có thể gọi là các chúa Nguyễn. Giai đoạn thứ hai là triều Nguyễn với 143 năm từ khi Nguyễn Ánh đăng quang kéo dài đến năm 1945, khi Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị trong Cách mạng tháng Tám. Lịch sử các chúa Nguyễn và triều Nguyễn là thời kỳ rất đặc biệt, vô cùng phc tạp, đầy mâu thuẫn trong lịch sử nước nhà. Chính sách đối ngoại và ngoại giao của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn cũng nằm trong cái phức tạp, mâu thuẫn đó. Cùng một vấn đề, cùng một sự kiện, nhưng đánh giá của giới nghiên cứu rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Có người thì khẳng định là công, song có người lại cho là tội. Đánh giá như thế nào cho khách quan, khoa học, thỏa đáng, đúng tinh thần “công minh sử học”?

Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội, song là loại quan hệ xã hội đặc biệt có đặc điểm riêng nẩy sinh trong quá trình hoạt động của con người liên quan đến môi trường quốc tế. Quan hệ xã hội vượt biên giới quốc gia, có những thay đổi lớn và trở nên vô cùng phức tạp, bởi trong môi trường quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế trong nội bộ quốc gia.

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực và thời gian để tranh luận, song có thể nói vấn đề bản chất và đặc thù của quan hệ quốc tế vẫn là vấn đề chưa có sự nhất trí cao, ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành phương pháp luận thống nhất nghiên cứu quan hệ quốc tế và phát triển khoa học lý luận quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, trong bài viết này, tác giả muốn góp phần phân tích bản chất quan hệ, làm rõ các đặc điểm của quan hệ quốc tế và đề cập đến vấn đề lý luận quan hệ quốc tế, một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nghiên cứu quốc tế song chưa được đi sâu nghiên cứu ở nước ta.

Đây thực sự là một vấn đề vô cùng phức tạp cho nên tác giả chỉ mong đưa ra một vài ý kiến sơ bộ ban đầu để chia sẻ với bạn đọc.

Khoa học quan hệ quốc tế (QHQT) ở nước ta đã hình thành khá lâu. Cùng với khoa học QHQT, phương pháp nghiên cứu khoa học QHQT cũng từng bước phát triển. Dựa trên phương pháp luận Mác-Lênin về nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu quốc tế ở nước ta chủ yếu áp dụng các phương pháp cụ thể như lịch sử-lôgic, phân tích và tổng hợp, quy nạp, diễn dịch… trong nghiên cứu QHQT. Điều đó hoàn toàn đúng, song chưa đủ. Một thời gian khá dài do nhiều lý do khách quan và chủ quan, chúng ta còn chưa chú ý nhiều đến một số phương pháp nghiên cứu khoa học của các nước phát triển phương Tây như phân tích nội dung, phân tích sự kiện, “làm giả như thật”, mô hình hóa hoặc phân tích quá trình thông qua chính sách đối ngoại… 

Hệ thống Quan hệ quốc tế (QHQT) là một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng bậc nhất của Lý luận QHQT. Chủ th chính tham gia QHQT, trước hết là các quốc gia, căn cứ vào lợi ích của bản thân để xác định hành vi của mình trên vũ đài quốc tế... Ngoài ra, các quốc gia còn phải tính đến đặc điểm, cấu trúc của hệ thống QHQT để xây dựng chính sách đối ngoại của mình. Hệ thống quốc tế “ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ ứng xử và hành vi của mỗi quốc gia trước mỗi sự kiện quốc tế”, hay nói ngắn gọn “hệ thống quốc tế xưa nay là tiền đề quan trọng để nắm bắt thời cuộc”.Liên Xô tan rã, hệ thống QHQT hai cực do Liên Xô và Mỹ đứng đầu sụp đổ, thế giới chuyển sang hệ thống quốc tế mới với những trung tâm quyền lực mới, luật chơi mới và quy luật vận động mới. Đa số các nhà nghiên cứu quốc tế đều cho rằng ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ này, thế giới ở trong tình trạng nhất siêu đa cường và dần dần chuyển sang trật tự đa cực.



Tranh chấp hiện nay ở Biển Đông giữa các nước/bên có liên quan gần đây trở nên căng thẳng hơn khi mà các bên tranh chấp gia tăng hoạt động thực hiện quyền kiểm soát, quản lý của mình đối với các vùng biển, đảo mà họ yêu sách chủ quyền, dẫn đến nhiều vụ va chạm và đấu khẩu, đặc biệt là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Phi-líp-pin. Đáng chú ý là trong số các nước/bên tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì Trung Quốc và Việt Nam đều khẳng định rằng mình đã khám phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền lâu đời tại các quần đảo này. Bài viết này tập trung phân tích bản chất các lập luận của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của họ đối với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển nằm trong đường lưỡi bò.

Đàm phán ngoại giao là một trong những ph­ương pháp phổ biến nhất trong quan hệ quốc tế hiện đại nhằm giải quyết tranh chấp và xung đột, phát triển và củng cố quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Vai trò của đàm phán ngoại giao ngày càng tăng cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đặc điểm văn hóa dân tộc có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành phong cách đàm phán của các nước. Hiểu được phong cách đàm phán của đối tác/đối phương chính là một trong những nhân tố tạo ra thắng lợi trong thương lượng quốc tế.
Trung Quốc, một trong số các cường quốc của thế giới, có nghệ thuật và phong cách đàm phán lâu đời và rất đặc biệt. Trong bài viết này, tác giả trình bày về phong cách đàm phán Trung Quốc, đặc biệt là mối liên hệ giữa yếu tố văn hóa Trung Hoa và phong cách đàm phán của người Trung Quốc

Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 nền kinh tế trong đó có Liên bang Nga được thành lập tháng 11 năm 1989. Một trong các hoạt động hết sức quan trọng của APEC là Hội nghị cấp cao (HNCC), được các nền kinh tế thành viên thay nhau đứng ra tổ chức. Do Liên bang Nga vừa nằm ở châu Âu vừa trải rộng ở châu Á - Thái Bình Dương, nên có thể nói Nga là thành viên đặc biệt của APEC. Trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực, Liên bang Nga không chỉ coi trọng châu Âu mà ngày càng chú trọng đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nước Nga đã đăng cai tổ chức HNCC APEC-2012 tại thành phố Vladivostok, một thành phố nằm ở miền Viễn Đông của Nga. Ngoài ra, các hoạt động của năm APEC-2012 còn diễn ra tại các thành phố khác của Liên bang Nga như Thủ đô Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua, Ia-rô-xláp, Ca-dan và Kha-ba-rô-xcơ. Trong thời gian qua, Nga hết sức khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2012 (2-8/9/2012) tại Vladivostok, trong đó có việc thành lập Ủy ban Tổ chức Quốc gia APEC-2012 với 21 thành viên do Phó Thủ tướng thứ nhất I. Suvanov đứng đầu. Bài viết này muốn khái quát quá trình đăng cai và chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Liên bang Nga cho HNCC APEC-2012.

Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một trang sử chói lọi của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 40 năm sự kiện trọng đại này, chúng ta hãy cùng nhau xem lại những nhân tố thắng lợi cũng như những bài học kinh nghiệm của cuộc đàm phán Pa-ri. Năm tháng trôi qua càng làm nổi bật ý nghĩa to lớn, làm sáng tỏ hơn nhân tố dẫn tới thắng lợi cũng như bài học kinh nghiệm của cuộc đàm phán có một không hai trong lịch sử dân tộc.

*Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang thu được “những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”.Đó là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ kinh tế-xã hội đến chính trị và cả trong tư duy đối ngoại.

Đổi mới về tư duy đối ngoại là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, trước hết là các vấn đề thời đại như nội dung, tính chất, đặc điểm, vấn đề chiến tranh và hòa bình, các lực lượng cách mạng, chủ nghĩa tư bản hiện đại và các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Đổi mới tư duy về đối ngoại cũng là đổi mới quan niệm về các vấn đề an ninh và phát triển, dân tộc và đoàn kết quốc tế, quan hệ đồng minh và tập hợp lực lượng trên thế giới… Đổi mới tư duy đối ngoại cũng là thay đổi cách thức, cách tiếp cận trong việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại, xác định mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, phương châm hoạt động đối ngoại cũng như những hướng ưu tiên...

Trong đổi mới về đối ngoại, đổi mới về tư duy lý luận đóng vai trò nền tảng, làm cơ sở cho đổi mới đường lối chính sách, cũng như xác định tư tưởng chỉ đạo, phương châm triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và ngoại giao.

Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong hơn 20 năm qua, cũng như những thành tựu đã đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm và nêu những suy nghĩ về tiếp tục đổi mới tư duy lý luận đối ngoại trong thời gian tới. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề khó, phức tạp, nên cần được tiếp tục nghiên cứu.

 

Sự bùng nổ của ngoại giao đa phương là nét đặc trưng mới của ngoại giao thế kỷ 21. Ngày nay, ngoại giao đa phương có nhiệm vụ điều chỉnh mối quan hệ giữa nhiều chủ thể như quốc gia, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ… trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển và bảo vệ môi trường, chống bệnh tật, đói nghèo và tội phạm, khủng bố quốc tế. Thông qua bài viết này, tác giả muốn giới thiệu đến bạn đọc đôi nét về khái niệm ngoại giao đa phương, lịch sử phát triển ngoại giao đa phương, quy trình hội nghị quốc tế cấp chính phủ và điều ước quốc tế đa phương.

 

Hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là một sự kiện quốc tế lớn diễn ra cách đây đúng 60 năm và cũng là một mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Ở nước ta cũng như trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề trên. Song cho đến nay vẫn còn có các ý kiến đánh giá khác nhau, nhất là về ý đồ các nước lớn, kết quả của Hội nghị đối với Việt Nam, Đông Dương… Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, tác giả bài viết sẽ chia sẻ một vài ý kiến về Hội nghị này.

Cách đây 65 năm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã được 10 nước Xã hội Chủ nghĩa và Dân chủ Nhân dân công nhận và thiết lập quan hệ ngoại cấp Đại sứ, trong đó có hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc. Đây là sự kiện lịch sử bang giao trọng đại của dân tộc Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến mau lẹ, đặc biệt là cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, làm thay đổi cục diện thế giới, châu Á - Thái Bình Dương và Đông Dương; chính quyền dân chủ nhân dân ở Đông Âu được củng cố, Liên Xô vững mạnh; chiến tranh lạnh do Mỹ phát động nhằm chống Liên Xô, Trung Quốc và XHCN, đồng thời nắm chặt, tập hợp các nước tư bản vào liên minh chống cộng; cuộc kháng chiến chống Pháp sau chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chuyển sang giai đoạn mới, chủ động chiến lược, tổng phản công giành thắng lợi hoàn toàn. Trước sự thay đổi có tính bước ngoặt của tình hình thế giới, của cuộc kháng chiến chống Pháp… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật tiến hành chuyến thăm không chính thức Trung Quốc, Liên Xô (16/1- cuối tháng 3/1950), góp phần quyết định vào sự nghiệp ngoại giao phá vây thành công.

Sự kiện trên có ý nghĩa chính trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam: phá được vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc, nối được Việt Nam với thế giới, đặc biệt trở thành bộ phận khăng khít của phe Xã hội Chủ nghĩa (XHCN). Nhờ đó mà Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần đưa cuộc kháng chiến gian khổ đến thành công. Hiện nay, dù Liên Xô đã không còn, các nước XHCN ở Đông Âu cũng tan rã, song ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước ta và các nước đó vẫn không thay đổi. Tình hữu nghị, hợp tác giữa nước ta và các nước đó sẽ mãi mãi là một tài sản vô giá, tiếp tục là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị hợp tác của Việt Nam và với Liên bang Nga, các nước Đông Âu, cũng như đối với Trung Quốc và Triều Tiên.

Sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, trọng tâm của Ngoại giao Việt Nam (Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự, chính trị đấu tranh thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Chúng ta đã đấu tranh triệu tập Hội nghị quốc tế về Việt Nam; mở các Diễn đàn (Diễn đàn Ban Liên hiệp quân sự hai bên và bốn bên, Diễn đàn hai bên miền Nam Việt Nam, Diễn đàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ; đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt dính líu quân sự; đòi chính quyền Sài Gòn thực hiện ba vấn đề cấp bách (ngừng bắn, tù chính trị và vấn đề tự do dân chủ); tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước và nhân dân thế giới.

Chính quyền Sài Gòn đã chống lại đàm phán Paris, nay lại được Mỹ dung túng ra sức phá hoại Hiệp định buộc chúng ta phải dùng bạo lực cách mạng để hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, khi thời cơ đến. Phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị, ngoại giao đã góp phần theo dõi cẩn thận, xác định chính xác khả năng Mỹ không thể can thiệp quân sự trở lại, chuẩn bị dư luận, ngăn chặn mọi mưu toan cuối cùng của Mỹ - ngụy ngăn cản chúng ta giải phóng Sài Gòn góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc ngày 30/4/1975, cách đây đúng 40 năm.

Chiến lược, sách lược đối ngoại hay chiến lược, sách lược ngoại giao từ lâu đã được đề cập trong lý luận cũng như hoạt động thực tiễn ngoại giao, hoạt động đối ngoại, song việc nghiên cứu chiến lược, sách lược đối ngoại chưa được quan tâm đúng mức, nhất là sách lược, không có nhiều công trình nghiên cứu. Có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Trước hết, thông thường nhiều chiến lược, sách lược đối ngoại bao giờ cũng liên quan đến bí mật quốc gia, đến các quốc gia khác và là vấn đề đại sự nên không thể nói rộng rãi, đầy đủ, rõ ràng. Mặt khác, vạch chiến lược, sách lược, nhất là sách lược bao giờ cũng diễn ra một cách hết sức bí mật, trong phạm vị hẹp. Ngoài ra, bản thân sách lược đối ngoại luôn luôn được coi là tùy cơ ứng biến, chỉ ngầm hiểu, không nói ra. Hơn nữa, nhân tố khác là dưới con mắt của không ít người, sách lược là “âm mưu”, “quỷ kế’, “gian kế” nên người ta ngại đi sâu nghiên cứu. Đây là vấn đề khó, phức tạp, ít tài liệu tham khảo. Do vậy, qua bài viết này, tác giả chỉ mong muốn sới vấn đề lên và hy vọng sẽ nhận được sự chia sẻ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành Ngoại giao.

Chính sách đối ngoại là chủ trương, đường lối, chiến lược, sách
lược, biện pháp của quốc gia trong quan hệ với với các chủ thể khác
trên vũ đài quốc tế. Bản chất chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của
chính sách đối nội, suy cho cùng là để phục vụ chính sách đối nội, là sự
phản ứng trước những sự thay đổi của tình hình quốc tế. Có nhiều nhân
tố tác động đến hoạch định chính sách đối ngoại như chế độ chính trị,
địa chính trị, sức mạnh quốc gia, chính trị nội bộ, dư luận xã hội, nhóm
lợi ích, bối cảnh quốc tế và nhiều nhân tố khác nữa. Nhân tố tổng hợp
quy định việc hoạch định chính sách đối ngoại là lợi ích quốc gia dân
tộc. Nội dung của chính sách đối ngoại bao gồm việc xác định mục tiêu,
nhiệm vụ, nguyên tác, phương châm, phương hướng và các biện pháp
hoạt động đối ngoại. Để thực hiện chính sách đối ngoại phải có biện
pháp và công cụ. Các công cụ chủ yếu trong chính sách đối ngoại là
công cụ ngoại giao, công cụ kinh tế, công cụ luật pháp quốc tế, công cụ
thông tin - tuyên truyền và công cụ quân sự. Công cụ không thay được
chính sách, chính sách quy định sử dụng công cụ. Lựa chọn đúng công
cụ và liều lượng là tài năng của người ra quyết sách, đặc biệt là công
cụ quân sự.

Hiện chưa có “lý thuyết” hoàn chỉnh theo đúng nghĩa về chính sách đối ngoại. Giới nghiên cứu mới chấp nhận khái niệm phân tích chính sách đối ngoại. Để hoạch định được chính sách đối ngoại một cách đúng đắn, khoa học cần phải tính đến các nhân tố khác nhau. Đó là địa - chính trị của quốc gia, mục tiêu quốc gia, sức mạnh tổng hợp quốc gia, chính trị nội bộ, dư luận xã hội, yếu tố văn hóa, lịch sử, bối cảnh quốc tế và khu vực, các lý thuyết về quan hệ quốc tế và đối ngoại… Ngoài ra, phải tính đến lợi ích quốc gia - dân tộc, một nhân tố tổng hợp, hòn đá tảng trong hoạch định chính sách đối ngoại (tuy nhiên, phân tích lợi ích quốc gia - dân tộc không thuộc pham vị nghiên cửu bài viết này). Bên cạnh viêc phân tích các nhân tố, cần phải quan tâm đến ba cấp độ trong phân tích chính sách đối ngoại là: hệ thống quan hệ quốc tế, quốc gia và cá nhân.

Chính sách đối ngoại bao gồm yếu tố chiến lược (lợi ích quốc gia và cách thức tốt nhất để đạt được chúng) và chính trị (những thể chế và tác nhân nào đóng vai trò gì và có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình chính sách). Hoạch định chiến lược đối ngoại là sự lựa chọn những mục tiêu cần đạt được và tạo dựng những phương cách để đạt được những mục tiêu đó. Còn khía cạnh chính trị của chính sách đối ngoại là quá trình lựa chọn và hình thành chính sách thông qua những thể chế tham gia vào hoạch định chính sách. Theo tiêu chí chủ thể quyết sách có 3 mô hình hoạch định chính sách đối ngoại: tập thể quyết sách, cá nhân quyết sách và tổ chức quyết sách. Việt Nam theo mô hình tập thể quyết sách. Mô hình này có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách đối ngoại, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mô hình hoạch định chính sách đối ngoại trong nhận thức cũng như xây dựng và phát triển các cơ quan tư vấn chính sách.

08.5.hcm47

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh: dongnai.gov.vn)

 

Tóm tắt  

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều di sản lớn về đối ngoại và ngoại giao, trong đó có tư tưởng về hội nhập quốc tế. Người cho rằng hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, mục đích của hội nhập quốc tế là tranh thủ ngoại lực cho cuộc đấu tranh giành độc lập. Người rất coi trọng vấn đề tập hợp lực lượng, đã phân tích các lực lượng, các nước cần đoàn kết hợp tác. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn làm rõ những nguyên tắc đoàn kết và hợp tác quốc tế hay hội nhập quốc tế: phải trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; bình đẳng và cùng có lợi; nội lực là yếu tố quyết định thành công trong hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại. Về quan hệ giữa ngoại lực và nội lực, Người khẳng định: thực lực của bản thân là nhân tố quyết định; và phải “dựa vào lực lượng nhân dân. Những tư tưởng của Người về hội nhập quốc tế có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn.

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế, lý luận, thực tiễn.

Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Nga được thiết lập năm 2012, là một điểm sáng trong quá trình 70 năm quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống Việt - Nga. Bài báo này giải thích các thành công, hạn chế chính và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt - Nga. Về thành công, hợp tác chính trị - ngoại giao là một điểm sáng. Hợp tác kinh tế tăng trưởng nhanh. Hợp tác kỹ thuật quân sự, khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư trong lĩnh vực năng lượng phát triển năng động. Bên cạnh thành tựu, còn không ít hạn chế: tổng giá trị thương mại hai chiều nhỏ; giáo dục đào tạo, văn hóa có nhiều khó khăn. Giải pháp thúc đẩy quan hệ có thể kể đến: đổi mới nhận thức về quan hệ Việt - Nga, đàm phán ký kết các thỏa thuận hợp tác mới, tháo gỡ vướng mắc cho cộng đồng người Việt ở Nga…

Đại hội XIII của Đảng là một sự kiện lịch sử, xác định mục tiêu đưa Việt Nam thành nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển, có thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI. Cùng với xác định mục tiêu tổng quát phát triển đất nước, kế thừa thành quả các Đại hội trước, nhất là Đại hội XII, Đại hội XIII đã đề ra đường lối, chính sách đối ngoại cho giai đoạn mới. Đó là đường lối, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế với mục tiêu, đồng thời là nguyên tắc vì lợi ích quốc gia-dân tộc. Đại hội cũng đề ra năm nhiệm vụ, ba nguyên tắc, năm phương châm chính sách đối ngoại và các định hướng lớn. Đặc biệt, lần đầu tiên Đại hội nhấn mạnh vai trò tiên phong của ngoại giao và đặt vấn đề xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại
nhân dân.

Dự báo thời cơ, tạo thời cơ, và nắm bắt thời cơ là các nghệ thuật chiến tranh quan trọng, nếu làm được, sẽ tạo ra cơ hội để các bên tham chiến tiến hành hành động đột phá, tạo ra những bước ngoặt lớn hay mở ra vận hội lớn đi đến thắng lợi. Bài viết này sẽ tìm hiểu vấn đề thời cơ trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris (1968-1973). Thông qua phân tích chính sách của Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong các chặng đường đàm phán khác nhau, đặc biệt là trong thế trận "vừa đánh, vừa đàm" khốc liệt, bài viết chứng minh rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vận dụng tốt nghệ thuật dự báo thời cơ, tạo thời cơ, và nắm bắt thời cơ nhằm tạo ra cơ hội đàm phán thực chất để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

In early 1950s, a wide range of significant events took place in the history of external relations of the young Democratic Republic of Viet Nam. The Viet Nam - China relations were established on January 18, 1950; the Viet Nam - Soviet Union relations on 30 January 1950; the Viet Nam - Democratic People’s Republic of Korea relations on 31 January 1950; the Viet Nam - Czechoslovakia relations on February 1950; the Viet Nam - Romania and Viet Nam - Hungary relations on February 2, 1950; the Viet Nam - Democratic Republic of Germany and Viet Nam - Poland on February 8, 1950; and the Viet Nam - Bulgaria relations and Viet Nam - Albania relations on February 11, 1950. Viet Nam’s besiege-eliminating diplomacy was successful. On the occasion of the 65th anniversary of establishing diplomatic relations between our country and 10 socialist and democratic and people’s republics from Europe to Asia,[1] let us review the context, rationale and significance of the events that have ever been seen in our nation’s history of diplomacy.



[1] The Soviet Union and the Eastern European democratic and people’s republics changed into a new system since the beginning of the 1990s of the 20th Century, but the date of establishing diplomatic relations with Viet Nam remains unchanged. Only the Federal Republic of Germany did not inherit the date on which the German Democratic Republic recognized and established the diplomatic relations with Viet Nam in 1950.

Trong thời gian gần đây, giá dầu trên thế giới liên tục tăng mạnh. Giá dầu thô lần lượt vượt qua các mức 62,47 USD/thùng (9/8/2005), 66,11 USD/thùng (12/8/2005) và 67 USD/thùng (12/8/2005). Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất kể từ năm 1980. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân của việc giá dầu tăng lên và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday98
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week255
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3986
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295298

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla