Tiếp cận an ninh con người ở Đông Nam Á

* Sau Chiến tranh lạnh, có hai lý do khiến cho an ninh con người thu hút được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất, an ninh con người được đặt ra trong chương trình nghị quốc tế, cụ thể là Báo cáo về Phát triển Con người của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 1994. Kể từ đó an ninh con người đã trở thành một thuật ngữ khá phổ biến trong quan hệ quốc tế và là chủ đề chính trong nhiều cuộc thảo luận về an ninh. Cùng với UNDP, Ca-na-đa và Nhật Bản là những nước đi đầu trong việc khai thác an ninh con người với tư cách một công cụ của chính sách đối ngoại.[1] Thứ hai, an ninh con người được đưa ra đúng vào thời điểm trên thế giới đang có xu hướng định nghĩa lại an ninh, theo đó khái niệm an ninh được mở rộng, vượt ra khỏi khuôn khổ hạn hẹp của an ninh quân sự, bao gồm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh sinh thái và cả việc giải phóng con người. Trước những thay đổi nhanh chóng trong môi trường chiến lược toàn cầu và sự gia tăng các mối lo ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống, xu hướng phát triển khái niệm an ninh cả về bề rộng lẫn chiều sâu tỏ ra rất phù hợp. Do vậy, trong cuộc thảo luận về mở rộng nội hàm của an ninh này, an ninh con người với tư cách là một khái niệm hay một vấn đề cụ thể đã có một chỗ đứng. Trong bài viết này, tác giả muốn giới thiệu một số cách tiếp cận an ninh con người ở Đông Nam Á. Đồng thời, trên cơ sở đó đánh giá triển vọng hợp tác khu vực về lĩnh vực này.



Vui lòng mua gói để đọc online !


Share this page. Share this page.
0 Votes